Tham nhũng: Mối nguy phá nát công nghiệp đóng tàu quân sự Trung Quốc

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào chương trình hiện đại hóa hải quân. Tuy nhiên tham nhũng vẫn là căn bệnh đặc hữu trong ngành đóng tàu quân sự Trung Quốc và là mối đe dọa vô hình đối với sự phát triển của Hải quân Trung Quốc.

Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), là 2 doanh nghiệp đóng tàu quân sự hàng đầu của Trung Quốc từ năm 2009-2019; đều thuộc sở hữu nhà nước và chiếm phần lớn thị phần đóng tàu quân sự cho Hải quân Trung Quốc (PLAN), cũng như các đơn hàng xuất khẩu được sự bảo trợ của Chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Tàu sân bay Type 001 do CSSC thi công.

Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), là 2 doanh nghiệp đóng tàu quân sự hàng đầu của Trung Quốc từ năm 2009-2019; đều thuộc sở hữu nhà nước và chiếm phần lớn thị phần đóng tàu quân sự cho Hải quân Trung Quốc (PLAN), cũng như các đơn hàng xuất khẩu được sự bảo trợ của Chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Tàu sân bay Type 001 do CSSC thi công.

Vụ bắt giữ gần đây với cựu Chủ tịch CSIC Hồ Vấn Minh, đã làm bộc lộ tệ nạn tham nhũng nghiêm trọng, đang như một cơn bão quét qua các công ty đóng tàu quân sự của Trung Quốc; mặc dù Ủy ban giám sát kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) tuyên bố, thẳng tay với vấn nạn tham nhũng. Ảnh: Cựu Chủ tịch CSIC Hồ Vấn Minh.

Trong vài năm qua, nhiều cá nhân quan trọng của CSIC đã bị bắt vì tội tham nhũng cho thấy, việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ của một số lãnh đạo Trung Quốc; và việc này gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của PLAN. Ảnh: Tàu sân bay Type 001 của PLA đang thi công.

Để tăng sự cạnh tranh trên thị trường đóng tàu thế giới vốn đang rơi vào khủng hoảng thừa, năm 2019 Chính phủ Trung Quốc đã quyết định sáp nhập CSIC, với công ty mẹ là tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC), để giảm sự chồng chéo và trở thành một trong những doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới.

Trong hai thập kỷ qua, CSIC đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh của sức mạnh hải quân Trung Quốc; CSIC là lực lượng chính trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và bảo trì thiết bị của PLAN; CSIC đã chủ trì các chương trình liên quan đến tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm thông thường, tàu mặt nước và phát triển vũ khí hải quân của PLAN.

Trước khi sáp nhập với CSSC, CSIC có 46 công ty con, 28 viện nghiên cứu, 140.000 nhân viên và số vốn tương đương 190 tỷ Nhân dân tệ (27 tỷ USD); đây cũng là một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi chính phủ Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn lực vào lĩnh vực đóng tàu quân sự, nhiều vụ tham nhũng lớn đã xuất hiện. Từ năm 2015 đến 2019, các nhóm thanh tra của CCDI đã ba lần thanh tra CSIC; mỗi lần lại phát hiện các vụ tham nhũng mới. Ảnh: Tàu sân bay Type 001 đang thử nghiệm trên biển.

Năm 2015, thanh tra CCDI chỉ ra các vấn đề vi phạm về nguyên tắc quản lý tài chính, hối lộ để được tài trợ nghiên cứu, chuyển dự án nghiên cứu cho các công ty tư nhân, bán tài nguyên công ty và công nghệ vì lợi ích cá nhân; sử dụng vị trí của một người để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của gia đình và các quy định không đầy đủ về lựa chọn và bổ nhiệm nhân sự. Ảnh: Hồ Vấn Minh (thứ 3, trái sang) cùng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy khi ông này tới thăm Tập đoàn CSIC.

Tình hình không có sự khác biệt, khi CCDI mở lại cuộc thành tra trong một tháng tại CSIC vào năm 2017; kết luận của đoàn thanh tra chỉ ra rằng, Đảng ủy CSIC đã không khắc phục tất cả các vấn đề kết luận thanh tra từ năm 2015; thiếu tập trung vào các trách nhiệm chính; không tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chiến lược của trung ương. Ảnh: Cựu Chủ tịch Hồ Vấn Minh khi còn đương chức.

Trong bản kết luận của nhóm thanh tra CCDI, cũng nêu rõ việc mất dân chủ nghiêm trọng trong các hoạt động của CSIC, một số lãnh đạo công ty đã không báo cáo trung thực; nhất là các vấn đề về tài chính và nhân sự của công ty.

Việc bố trí nhân sự của CSIC cũng vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, các hoạt động tuyển dụng không nghiêm ngặt và thiên về chủ nghĩa thân hữu, con ông cháu cha. Một số lãnh đạo công ty không chấp hành sự lãnh đạo của Đảng và cố tình sử dụng vị trí công ty để thu lợi riêng. Ảnh: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh.

Các đợt thanh tra đã dẫn đến các vụ bắt giữ, người đầu tiên bị bắt là Lưu Trường Hồng, phụ trách mảng chống tham nhũng của CSIC; Lưu Trường Hồng bị bắt vào tháng 9/2017, sau đó bị sa thải và khai trừ khỏi Đảng. Lưu bị buộc tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ để trục lợi trong hoạt động kinh doanh, cũng như lựa chọn và bổ nhiệm nhân sự.

Năm 2018, CCDI ra đòn bổ sung, bắt giữ Tổng giám đốc của CSIC là Tôn Ba vào tháng 6 và một loạt giám đốc, phó giám đốc các Viện nghiên cứu thuộc CSIC vào thời gian sau đó. Ảnh: Cựu lãnh đạo CSIC Tôn Ba tại tòa

Tôn Ba, cùng với chủ tịch CSIC Hồ Vấn Minh (vừa bị bắt), bị kết tội nhận hối lộ với tổng trị giá 8,64 triệu nhân dân tệ và lạm quyền, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Vào tháng 7/2019, Tôn bị kết án 12 năm tù. (Một báo cáo trước đó cáo buộc Tôn cung cấp thông tin bí mật về tàu sân bay Liêu Ninh cho tình báo nước ngoài và có thể phải đối mặt với án tử hình. Nhưng cáo buộc này đã không được đề cập trong phiên tòa xử Tôn).

Video Tàu tuần dương Type 055 - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tham-nhung-moi-nguy-pha-nat-cong-nghiep-dong-tau-quan-su-trung-quoc-1388261.html