Thảm họa MH370: Nhiễu sóng gián đoạn do Mỹ tập trận?

Nghi vấn cuộc tập trận quân sự của Mỹ ở thời điểm đó đã làm nhiễu sóng khiến máy bay không thể phát tín hiệu ở thời điểm mất tích.

Gần bảy năm sau vụ mất tích của chiếc máy bay chở khách của Hãng hàng không Malaysia Airline bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, Daily Express mới đây đăng tải thông tin từ nhà báo điều tra Florence de Changy đã đề cập đến một số các tình tiết, có thể lý giải một vài phần về những bí ẩn xung quanh vụ thảm họa hàng không này.

Hoạt động tập trận tìm kiếm cứu hộ tại Vịnh Thái Lan khi diễn ra vụ mất tích của MH370.

Hoạt động tập trận tìm kiếm cứu hộ tại Vịnh Thái Lan khi diễn ra vụ mất tích của MH370.

Theo đó, sự biến mất của máy bay MH370 có “liên quan đến cuộc tập trận quân sự có sự tham gia của Mỹ”.

Ông Matthias Chang, cựu cố vấn của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, nói với nhà báo này về hai "cuộc tập trận huấn luyện quân sự lớn" có tên gọi Cobra Gold và Cope Tiger diễn ra "cùng thời điểm khu vực nơi MH370 mất tích”. Ông Chang nói rằng Mỹ đã tham gia vào cả hai cuộc tập trận này.

Thời điểm chiếc máy bay của Malaysia Airline gặp nạn, các máy bay và tàu của Mỹ, Thái Lan, Singapore cũng đã được xác định ở các vị trí rất gần khu vực mất tích.

Đáng nói rằng, "với nhiều hoạt động quân sự trên biển và trên không đang diễn ra trong khu vực, sự im lặng của các màn hình radar càng đáng kinh ngạc hơn - không chỉ tất cả các radar địa phương mà còn tất cả các radar của Mỹ trên các tàu Mỹ triển khai trong bài tập ở khu vực này".

Nhà báo này cho rằng, dường như "với mật độ khí tài quân sự dày đặc trong các cuộc tập trận, khả năng tìm kiếm một tiếng vọng radar từ chiếc MH370 vốn đã bị ngắt quãng sẽ ít nhiều bị cản trở".

Trớ trêu là, khi cuộc tập trận năm ấy mang chủ đề "tìm kiếm và cứu hộ" họ không tìm được chiếc máy bay biến mất một cách bí ẩn khỏi màn hình radar và tới nay vẫn không thể biết vị trí chính xác của nó ở đâu.

"Cuộc tập trận Cobra Gold được Thái Lan và Mỹ phối hợp tổ chức hàng năm kể từ năm 1982 và có sự tham gia của hàng nghìn quân nhân Mỹ", de Changy nhận xét.

"Các cuộc tập trận này bao gồm các cuộc tập trận trên bộ và trên biển, các cuộc tập trận đổ bộ bãi biển giả, các cuộc tập trận bắn đạn thật, các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ và các cuộc tập trận viện trợ nhân đạo cho các tình huống thiên tai. Trong 10 năm qua, ban đầu là cuộc tập trận Thái Lan-Mỹ cuộc sau đó đã mở rộng bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản" - cô viết.

Vì tín hiệu của máy bay “mờ dần theo từng giai đoạn”, nhà báo lập luận rằng có thể do “một máy bay AWACS (cảnh báo sớm) có thể phong tỏa tín hiệu xung quanh máy bay để chặn tín hiệu của nó”.

Đáng chú ý là có thể Mỹ cũng không ngờ tới tình huống này bởi chiếc máy bay gần như đã hoàn toàn biến mất trên

"Tại thời điểm đó, thực thể duy nhất mà phi công có thể giao tiếp rõ ràng là chính lệnh của AWACS", de Changy viết và lưu ý rằng nếu một máy bay nước ngoài hướng dẫn cơ trưởng của máy bay thay đổi hướng đi hoặc hạ cánh, thì có thể đã "cân nhắc bản thân bị không tặc và từ chối hợp tác".

Nhà báo lập luận rằng điều này có thể giải thích tín hiệu "Tango" - "mã cảnh báo mà bạn kích hoạt với tư cách là phi công khi máy bay của bạn bị không tặc" - mà một số máy bay ở khu vực lân cận được cho là đã nhận được từ MH370.

Với việc chiếc máy bay tiếp cận không phận Trung Quốc, tình hình "chắc chắn sẽ leo thang", có thể đến mức hỏa lực phòng thủ của nước này sẽ bắn cảnh báo khi phát hiện các máy bay không xác định.

Tuy nhiên, tất cả trên đây chỉ là một giả thuyết mà nhà báo điều tra Florence de Changy của tờ Le Monde khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đưa ra. Các nước vẫn đang phối hợp điều tra và tìm kiếm nguyên nhân của vụ biến mất bí ẩn của chiếc máy bay MH370.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tham-hoa-mh370-nhieu-song-gian-doan-do-my-tap-tran-3427273/