Thái Nguyên: Năm 2020, hơn 50 sản phẩm của 40 cơ sở đăng ký đánh giá OCOP

Đề án 'Mỗi xã một sản phẩm' tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 2025, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh tổ chức phát triển sản phẩm OCOP. Năm 2020, Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP với 70 sản phẩm của 40 HTX, công ty, tổ hợp tác....

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án OCOP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025 là hơn 700 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh hơn 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã hơn 60 tỷ đồng, vốn lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình trên 240 tỷ đồng và vốn xã hội hóa hơn 360 tỷ đồng...

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2020 có hơn 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương thành sản phẩm OCOP. Năm 2019, năm đầu tiên tỉnh ta có 25 sản phẩm nông nghiệp của 8 hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP (theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP).

Thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP. Các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã đăng ký sản phẩm nông nghiệp có khả năng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên), miến dong của HTX miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ), rau an toàn của HTX rau an toàn Hùng Sơn và HTX rau an toàn xã Bình Thuận (huyện Đại Từ), tương nếp Úc Kỳ của Cơ sở sản xuất tương nếp Úc Kỳ (huyện Phú Bình), gạo Bao Thai Định Hóa của các HTX trồng lúa thuộc huyện Định Hóa.....

Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, Thái Nguyên đang thực hiện cơ chế hỗ trợ sản phẩm OCOP đạt 3 sao với mức 20 triệu đồng/sản phẩm, đạt 4 sao được hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm và đạt 5 sao được hỗ trợ 40 triệu đồng/sản phẩm.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, các sản phẩm tham gia dự thi năm nay đều có mẫu mã đa dạng, phong phú, đẹp về hình thức, thân thiện với môi trường, đầy đủ tem nhãn, tờ rơi giới thiệu sản phẩm, mã vạch truy xuất nguồn gốc. Nhiều sản phẩm đạt các giải quốc tế và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ sản phẩm dự thi đánh giá và của một số đơn vị còn chưa đạt yêu cầu; sản phẩm dự thi chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, chưa có sản phẩm phi nông nghiệp và ít sản phẩm dịch vụ... Kết quả đánh giá, phân hạng cho thấy, toàn tỉnh có 52/70 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 đến 5 sao.

Tính thời điểm hiện tại, TP.Thái Nguyên vẫn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh với sản phẩm, thuơng hiệu. Ngay năm đầu tiên khi Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) chính thức được Chính phủ đề ra, ngay năm đầu tiên tham gia, thành phố đã có 8/25 sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh; trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đều 3 sao.

Theo rà soát sơ bộ, Thái Nguyên hiện có khoảng 172 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP, thuộc các nhóm: thực phẩm; đồ uống; lưu niệm, trang trí, nội thất; dịch vụ du lịch. Trong đó, nhóm thực phẩm có 128 sản phẩm gồm chè, gạo, rau củ quả, mật ong, nấm, các loại thủy sản, thịt gia súc, gia cầm,... Nhóm đồ uống có 8 sản phẩm gồm rượu men lá, các đồ uống làm từ trà, nước siro hoa quả,... Nhóm thảo dược có 16 sản phẩm được chế biến từ cà gai leo (cao, trà túi lọc), từ quế (tinh dầu quế), từ hoa hồng (nước hoa, cao, kem trị nám),... Nhóm lưu niệm, trang trí, nội thất có 4 sản phẩm như: giường, bàn ghế, đồ thờ, tranh treo,...

Những năm tới, thành phố xác định sản phẩm OCOP về chè vẫn là chủ lực, ngoài ra, sẽ mở rộng sang một số sản phẩm khác và các loại hình mới như ống hút tự nhiên (ống tre), du lịch cộng đồng, đông trùng hạ thảo, một số mặt hàng ăn nhanh, các sản phẩm hoa quả. Để sớm đạt được nhiều sản phẩm OCOP, thành phố chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap và hướng tới sản xuất theo hướng hữu cơ.

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, tạo hành lang pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Theo ông Phạm Văn Sỹ- Giám đốc Sở NN Thái Nguyên chia sẻ: “Việc xây dựng Chương trình OCOP giúp thúc đẩy nhanh quá trình liên kết, hợp tác giữa người nông dân và các HTX, doanh nghiệp. Từ đó, giá trị kinh tế của sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, thúc đẩy tăng doanh số bán hàng của các đơn vị có sản phẩm đạt 3, 4 sao. Mặt khác, việc thực hiện Chương trình OCOP góp phần nâng cao trách nhiệm của người sản xuất và nhận thức của người tiêu dùng...

Bên cạnh đó xây dựng thương hiệu thế mạnh tại địa mỗi địa phương tạo nên giá trị hàng hóa tăng thu nhập cho người nông dân từ đó tại chuỗi giá trị sản phẩn nông sản chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và hội nhập quốc tế”.

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/thai-nguyen-nam-2020-hon-50-san-pham-cua-40-co-so-dang-ky-danh-gia-ocop-157765.html