Thai-League chưa đá đã lời

Lời ở đây là cách làm thương hiệu và bài toán kinh tế mà người Thái học rất nhanh từ những nhà làm bóng đá ở Anh.

Sau khi hoàn thiện hệ thống sân bãi, hạ tầng, nền tảng CLB và cả hệ thống cổ động viên, những nhà tổ chức Thai-League đã tính xa cho bài toán kinh tế mà mỗi CLB dự Thai-League đều có nguồn thu lớn từ nhiều đối tác bao gồm bản quyền truyền hình, nhà tài trợ và hơn hết là sự tham gia của các ngành, đặc biệt là du lịch và tài chính.

Sau khi hoàn thiện hệ thống sân bãi, hạ tầng, nền tảng CLB và cả hệ thống cổ động viên, những nhà tổ chức Thai-League đã tính xa cho bài toán kinh tế mà mỗi CLB dự Thai-League đều có nguồn thu lớn từ nhiều đối tác bao gồm bản quyền truyền hình, nhà tài trợ và hơn hết là sự tham gia của các ngành, đặc biệt là du lịch và tài chính.

Mới đây, chỉ qua hai bản hợp đồng với Xuân Trường và Đặng Văn Lâm do Buriram và Muangthong thực hiện nhưng tại Việt Nam đã bắt đầu rục rịch tour sang Thái xem Lâm “Tây” và Trường “híp” thi đấu.

Cụ thể, trên Facebook cá nhân, cựu cầu thủ Đoàn Hoàng Sơn đã kêu gọi anh em bạn bè, cựu cầu thủ sang xem Thai-League với tour tự thiết kế bằng hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan và đã được hưởng ứng rất mạnh mẽ. Ngoài ra, phía CLB Buriram đã biết tận dụng “món hàng quý” của mình qua việc đưa rất đậm hình ảnh Xuân Trường trên các trang mạng chính thức của CLB và LĐBĐ Thái Lan, đồng thời kêu gọi các cổ động viên Việt Nam sang Thái Lan xem Xuân Trường thi đấu.

Tất nhiên với những nhà tổ chức Thai-League thì họ không chỉ nhắm thị trường Việt Nam mà còn nhắm đến nhiều thị phần béo bở ở khu vực Đông Nam Á qua những tuyển thủ quốc gia ở các nước Đông Nam Á mà Thai-League mang về.

NGUYỄN HUY

Nguồn PLO: https://plo.vn/the-thao/quoc-te/thaileague-chua-da-da-loi-817541.html