Thái Lan và hy vọng ở 'chính sách Prayutnomics'

Khi chính phủ mới được bầu của Thái Lan hình thành, một trong những lĩnh vực quan trọng mà tân Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, cựu lãnh đạo chính phủ quân sự, sẽ phải đối mặt là làm thế nào để vực dậy nền kinh tế, lĩnh vực được đặc biệt quan tâm tại quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Khi chính phủ mới được bầu của Thái Lan hình thành, một trong những lĩnh vực quan trọng mà tân Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, cựu lãnh đạo chính phủ quân sự, sẽ phải đối mặt là làm thế nào để vực dậy nền kinh tế, lĩnh vực được đặc biệt quan tâm tại quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Chính phủ mới của Thái Lan đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế. Ảnh: The Nation

Chính phủ mới của Thái Lan đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế. Ảnh: The Nation

Tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm qua

Đây không phải là thời điểm tốt đối với nền kinh tế Thái Lan. Trong quý II-2019, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 5 năm qua (2,8%). Như tờ Financial Times đưa tin, sản lượng nông nghiệp giảm 1,1%, xuất khẩu giảm 6,1% và nhập khẩu giảm 2,7% trong quý II, so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, ngân hàng trung ương cho biết sẽ hạ mức dự báo kinh tế năm 2019, trước đó là 3,3%.

Thâm hụt kinh tế là vấn đề đáng quan ngại nhất. Thái Lan hiếm khi có thặng dư ngân sách. Nợ công trên GDP ở mức 42%, điều này mang lại cho chính phủ sự linh hoạt khi mức trần được đặt ở mức 60%. Chính phủ cho rằng, có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế từ 3-4% vào năm 2020. Vậy, ông Prayut phải làm gì? Hôm 6-8, nội các đã đồng ý với ngân sách tài khóa cho năm 2020 là 3,2 nghìn tỷ baht (103 tỷ USD), tăng 6,7% so với ngân sách năm 2019. Đây rõ ràng là một ngân sách đầu tư. Khoảng 20,5% (655 tỷ baht) trong số này sẽ được đầu tư vào nhà nước, vốn chiếm phần lớn trong khoản thâm hụt 469 tỷ baht.

Điều đáng nói là để có ngân sách cân đối hơn, một chính sách hợp lý yêu cầu phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và chuyển số tiền đó vào các kích thích mới, nếu nền kinh tế thực sự là trọng tâm. Nhưng chính phủ một lần nữa cam kết chi tiêu quân sự hàng năm cao hơn, khiến tờ Bangkok Post tuyên bố: ngân sách quân đội vượt khỏi tầm kiểm soát. Chi tiết về gói kích thích trị giá 10 tỷ USD sẽ được công bố trong tuần này. Số tiền này được sử dụng để viện trợ cho hơn 900.000 nông dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, 1.000 baht cho các chi phí liên quan đến du lịch, cho các doanh nghiệp nhỏ vay và gia tăng trợ cấp phúc lợi nhà nước.

Một số người có thể cho những gì chính phủ của Thủ tướng Prayut đang thực hiện là một phiên bản cắt giảm của Thaksinomics – tên được đặt cho chính sách của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và em gái của ông, cựu Thủ tướng Yingluck, cả hai đều bị các cuộc đảo chính quân sự lật đổ. Năm 2015, ông Prayut đã thuê kiến trúc sư kinh tế dưới thời ông Thaksin, Somkid Jatusripitak làm cố vấn, và từ năm 2016, ông Prayut đã theo đuổi nhiều chính sách tương tự.

Vì người Thái hay vì quyền lực?

Vì vậy, “Prayutnomics sẽ ra sao?” là câu hỏi được đặt ra. Có vẻ như chủ nghĩa dân túy kinh tế đã được khởi động lại. Viết trong Tạp chí Nikkei Châu Á vào tháng 1, chuyên gia William Pesek lập luận rằng, các chính sách của ông Prayut là nhằm duy trì quyền lực, thay vì tranh giành quyền lực. Tuy nhiên, người ta không thể tách rời chính trị khỏi kinh tế, và đây là lý do tại sao người Thái nên quan tâm. Một trong những câu hỏi rộng hơn được đặt ra là “Động lực dài hạn của ông Prayut là gì? Có phải là để thay đổi nền kinh tế và thực sự cải thiện cuộc sống của người Thái hay không? Có phải để đảm bảo người Thái sẽ giàu hơn trong 10 hoặc 20 năm tới so với hiện nay? Hay chỉ đơn giản là để có được quyền lực?

Nhiều người đang nghi ngờ về điều này. Điều đó rất quan trọng bởi vì chủ nghĩa ngắn hạn là điều đáng lo ngại. Một người duy trì quyền lực bằng cách đưa ra các chính sách dân túy, và khi họ thất bại, người khác sẽ phải tìm đến một thứ khác. Có vẻ như, ông Prayut không theo đuổi chủ nghĩa này. Đây có thể là một phần lý do tại sao chúng ta đã thấy Thái Lan cân nhắc lợi ích của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Sự tham dự của ông Prayut tại diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường lần thứ hai hồi tháng 5 được xem là một tín hiệu quan trọng cho thấy ông Prayut muốn hình thành mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh. Chiến lược quốc gia 20 năm, một kế hoạch chi tiết biến Thái Lan thành một quốc gia phát triển vào năm 2037, là để đảm bảo có được số tiền đầu tư 45 tỷ USD từ Bắc Kinh cho kế hoạch phát triển Hành lang kinh tế phương Đông.

Mọi thứ đang phát triển tốt khi chính phủ mới đang hình thành. Nhưng với những gì chúng ta thấy từ lâu và những gì chúng ta biết về ông Prayut, có vẻ như Prayutnomics sẽ không mang lại nhiều điều cho người Thái cũng như có thể giải quyết những tồn tại của Thái Lan trong những năm tới.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_211699_thai-lan-va-hy-vong-o-chinh-sach-prayutnomics-.aspx