Thách thức về an toàn thông tin trong thời công nghệ kết nối

Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp 4.0... Việc bảo đảm an toàn thông tin sẽ phải đối mặt với thách thức lớn và phải có sự chuyển đổi để phù hợp với xu thế phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT. An toàn thông tin cũng phải dựa trên 'công nghệ thông minh' mới có thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển của xã hội.

Ngày an toàn thông tin (ATTTVN) năm nay diễn ra từ ngày 15/11 đến 2/12/2017. Đây là sự kiện thường niên kể từ 10 năm qua. Ngày ATTT được đông đảo cộng đồng, giới truyền thông và xã hội quan tâm.

Việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin quốc gia đòi hỏi sự phối hợp thống nhất và vào cuộc đồng bộ của nhiều bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội. Bởi vậy, giai đoạn hiện nay, sự điều phối của Nhà nước ở tầm quốc gia về an toàn, an ninh, thông tin mạng là hết sức cần thiết. Vấn đề mang tính thời sự này sẽ được đề cập trong Hội thảo Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2017.

Ngày an toàn thông tin (ATTTVN) năm nay diễn ra từ ngày 15/11 đến 2/12/2017.

Cốt lõi của ATTT trong giai đoạn hiện nay là phải dựa trên nền tảng của “công nghệ thông minh” mới có thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đó cũng là chủ đề chính của Ngày ATTTVN năm 2017 “An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới”.

Các hạ tầng công nghệ như hạ tầng viễn thông, trung tâm dữ liệu, ứng dụng cho thương mại điện tử, hệ thống camera cảnh báo… cũng là những đích nhắm của các tin tặc và tội phạm mạng. Đặc biệt lỗ hổng bảo mật wifi mới đây cũng đã gây lo ngại sâu sắc cho người dùng đầu cuối.

Ngày ATTT được đông đảo cộng đồng, giới truyền thông và xã hội quan tâm.

Ngày nay, thông tin trên mạng đã trở thành tài sản của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, doanh nghiệp (DN) và thậm chí của mỗi quốc gia. Có nhiều cá nhân, DN hoặc tổ chức… mà tài sản của họ trên mạng còn lớn hơn rất nhiều các tài sản hữu hình khác. Đến mức, có nhiều DN sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin của họ bị đánh cắp hay bị phá hoại.

Tính đến tháng 10/2017, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam cho biết đã ghi nhận và điều phối xử lý 9.964 cuộc tấn công website; trong đó có 1.762 sự cố lừa đảo, 4.595 sự cố về phát tán mã độc và 3.607 sự cố tấn công thay đổi giao diện. Đồng thời, chúng ta cũng đã từng được chứng kiến nhiều DN trong nước và nhiều tập đoàn sản xuất của các quốc gia khác bị hacker xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sự bảo mật thông tin.

Thực tế cho thấy, tin tặc không loại trừ một quốc gia, một tổ chức, một DN hay một cá nhân nào. Ngay cả nước Mỹ, một trong những quốc gia có nền CNTT tiên tiến và phát triển nhất thế giới, cũng đã gặp không ít rắc rối với các vấn nạn hacker. Điều đó càng khẳng định thêm rằng, khác với các môi trường truyền thống, môi trường ATTT mạng không có biên giới và ranh giới xác định.

Mất an toàn thông tin sẽ dẫn tới thiết bị cũng như hệ thống thông tin có thể bị khống chế để từ đó các hacker thực hiện các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu quan trọng, hoặc đánh cắp các thông tin bí mật, nhạy cảm hoặc bị lợi dụng để phát tán thông tin độc hại. Thực tế đã chứng minh và những lời cảnh báo về vấn nạn hacker là có cơ sở. Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn còn nhiều DN, nhiều tổ chức, cá nhân chỉ nhận ra hậu quả sau khi đã bị tin tặc tấn công, vì phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để khôi phục lại dữ liệu.

Được biết, sự kiện Ngày ATTTVN 2017 thu hút sự quan tâm của hơn 500 khách tham dự là lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo các một tỉnh, thành phố, lãnh đạo các sở thông tin và truyền thông trên toàn quốc, các tổ chức, cơ quan, DN trên địa bàn thành phố; các nhà cung cấp giải pháp, công nghệ và những chuyên gia ATTT và CNTT.

Giang San – Thùy Duyên

Nguồn TH&PL: http://thuonghieuvaphapluat.vn/thach-thuc-ve-an-toan-thong-tin-trong-thoi-cong-nghe-ket-noi-94102