Thách thức doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với 4 nhóm rào cản, đó là rào cản tiếp cận thị trường; hình thức phi thuế quan; thủ tục và yêu cầu về chất lượng; các chuẩn mực về tính bền vững.

Ông Jonas Grunder, PGĐ Văn phòng hợp tác Thụy Sỹ, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam

Ông Jonas Grunder, PGĐ Văn phòng hợp tác Thụy Sỹ, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam

Khẳng định của ông Jonas Grunder, Phó giám đốc Văn phòng hợp tác Thụy Sỹ, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam về quá trình phát triển kinh tế Việt Nam qua ba thập kỷ.

Hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mặc dù ông Jonas Grunder cho rằng kinh tế Việt Nam qua ba thập kỷ đạt tốc độ khá cao và thành công trong hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên ông Jonas Grunder cho rằng, Việt Nam vẫn còn thách thức trong tiếp cận thị trường nước ngoài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, người tiêu dùng ngày nay muốn biết rõ điều kiện sản xuất sản phẩm, nên đặt ra chuẩn mực môi trường và sinh thái là tiêu chí quan trọng. Đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, rất khó để tiếp cận được với các xu thế mới nhất về chuẩn mực. Muốn đạt thành công trong xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU, thì doanh nghiệp cần biết tất cả các yêu cầu này.

Bên cạnh đó, theo ông Jonas Grunder vấn đề pháp lý tại nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ Việt Nam không biết luật pháp của nước xuất khẩu như thế nào, bởi thông tin thị trường với họ dường như rất ít. Hơn nữa, các biện pháp thuế quan chính là rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, dệt may… thì các biện pháp phi thuế quan là chiếm chi phí rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần quan tâm tới người lao động. Cùng với đó, là vấn đề môi trường xung quanh của nền kinh tế cũng như toàn cầu. Nếu doanh nghiệp quan tâm tới môi trường tức là đã đóng góp vào phúc lợi cho cả hành tinh này. Vì vậy, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam (SECO) sẽ nỗ lực thúc đẩy tính bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Cũng giống Việt Nam, 97% doanh nghiệp Thụy Sỹ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên chúng tôi muốn thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn cầu trở thành những công ty phát triển bền vững, về lâu dài giúp họ cạnh tranh mạnh hơn. Làm thế nào để các doanh nghiệp địa phương Việt Nam có tính cạnh tranh hơn, gây hứng thú cho các doanh nghiệp nước ngoài, giúp họ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là vấn đề đặt ra. Chúng tôi tập trung xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp sẵn sàng xuất khẩu” ông Jonas Grunder chia sẻ.

Các dịch vụ xúc tiến thương mại như tìm kiếm thông tin thị trường, tiếp thị… là vấn đề then chốt

Ông Jonas Grunder nhận định rằng, có thể doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm chất lượng cao song vẫn phải đối mặt với các thách thức để có thể thực sự xuất khẩu. Vì thế các dịch vụ xúc tiến thương mại như tìm kiếm thông tin thị trường, tiếp thị… là vấn đề then chốt đặt ra. Tiếp theo là tuân thủ chuẩn mực cho sản phẩm để xuất khẩu sang những thị trường khó tính. Nâng cao tính hiệu quả về tài nguyên để xây dựng khu vực tư nhân có tính cạnh tranh vì nó liên quan chặt chẽ tới môi trường cũng như các sản phẩm sạch hơn.

Đồng thời, tạo ra khuôn khổ để tạo điều kiện và đào tạo nhà xuất khẩu Việt Nam làm quen với các chính sách thương mại quốc tế, kỹ năng đàm phán thương mại… Việt Nam đang ở ngã tư giữa hiệu quả thu hút FDI nhưng hiệu quả tích cực cho xã hội chưa đạt được, nên làm thế nào để kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với chuỗi giá trị toàn cầu là rất quan trọng.

Khắc Lãng

Bạn đang đọc bài viết Thách thức doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường nước ngoài tại chuyên mục THỜI SỰ của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: (024) 3.5771239,

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/thach-thuc-doanh-nghiep-viet-tiep-can-thi-truong-nuoc-ngoai-149344.html