Thác Vũ Môn gắn liền sự tích cá chép hóa rồng ở tỉnh nào?

Với người dân Việt Nam, câu chuyện cá chép hóa rồng đã quá quen thuộc. Một ngọn thác ở nước ta gắn liền với sự tích này.

 Từ độ cao gần 1.300 m so với mực nước biển đổ xuống chân núi Giăng Màn thuộc dãy Trường Sơn (địa phận xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), thác Vũ Môn là địa danh gắn liền sự tích cá chép vượt vũ môn rồi hóa rồng qua những câu thơ như "Mồng bảy cá đi ăn thề / Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn".

Từ độ cao gần 1.300 m so với mực nước biển đổ xuống chân núi Giăng Màn thuộc dãy Trường Sơn (địa phận xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), thác Vũ Môn là địa danh gắn liền sự tích cá chép vượt vũ môn rồi hóa rồng qua những câu thơ như "Mồng bảy cá đi ăn thề / Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn".

Hương Khê là tên gọi của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng lãnh đạo. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương kéo dài từ năm 1885-1896.

Hà Tĩnh là quê hương của anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng. Ông sinh ở Thái Lan nhưng quê quán ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1931, ông bị thực dân Pháp xử tử khi mới chỉ 17 tuổi.

Cùng với Phan Đình Phùng, Cao Thắng là một trong 2 lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ông là người rất giỏi trong việc chế tạo vũ khí. Súng trường Cao Thắng là sản phẩm vượt qua trí tưởng tượng của người Pháp lúc bấy giờ.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác quê ở Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh là danh y nổi tiếng thời Hậu Lê. Ông để lại bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh, viết vào năm 1770, với 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Đoàn Tử Quang (1818-1928) được nhiều tài liệu ghi nhận là người đỗ đạt cao tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến. Năm 1900, dưới thời vua Thành Thái, dù đã 83 tuổi, nghe lời mẹ, ông vẫn đi thi và đỗ cử nhân để ra làm quan.

Phan Kính (1715-1761), tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, quê ở xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Thám Hoa năm 1744 và làm quan dưới thời vua Lê Hiển Tông. Ông từng đi sứ nhà Thanh, được vua Càn Long trọng tài đức và phong là "Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa".

Đặng Tất và Đặng Dung là hai cha con danh tướng nổi tiếng thời Hậu Trần (1407-1413). Hai cha con ông quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh ngày nay, từng tham gia chống quân Minh xâm lược.

Hà Tĩnh là vùng đất học nổi tiếng của nước ta. Nơi đây từng sản sinh ra rất nhiều danh nhân nổi tiếng như Nguyễn Tuấn Thiện thời Lê, Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ - thời nhà Nguyễn...

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/thac-vu-mon-gan-lien-su-tich-ca-chep-hoa-rong-o-tinh-nao-1463143.html