Thà một lần đau!

VH- Sau màn tung bom bẩn trước thềm Đại hội VFF, bóng đá Việt Nam lại phải đối mặt với những vấn đề của muôn năm cũ, là các hành vi phi thể thao trên sân cỏ và nhất là nạn trọng tài, đã tồn tại như một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa. Các chuyên gia bóng đá đã chỉ ra rằng nguyên nhân của tất cả những việc này là do 'lỗi hệ thống'. Vậy cái 'lỗi hệ thống' ấy có sửa chữa được không? Bóng đá Việt Nam liệu có đủ bản lĩnh để chấp nhận giải phẫu còn hơn là năm nào cũng cứ 'quằn quại' trước những 'cơn đau' cũ.

Nếu không có một “bàn tay thép” thì bóng đá Việt Nam khó có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh về những căn bệnh cũ Ảnh: VPF

Sự ra đi của ông Ngọc

Trong một mớ những “hỗn loạn” của bóng đá Việt Nam thời gian qua, hình ảnh có lẽ để lại nhiều ưu tư nhất chính là việc ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) thu dọn đồ đạc trở về ngôi nhà cũ là VFF. Ông Ngọc từng là trưởng BTC V.League suốt mấy năm qua. Trước khi sang VPF, ông từng giữ chức Trưởng phòng thi đấu VFF. Kế thừa cựu Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi, ông Ngọc được xem là người có chuyên môn tốt nhất của VFF trong việc tổ chức các giải đấu nên mới được VFF điều động sang VPF để đảm nhiệm công tác tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp. Làngười có nhiều kinh nghiệm, ông Ngọc chịu trách nhiệm tổ chức giải, sắp xếp, phân bổ lịch thi đấu, dựa trên các yếu tố về thời tiết, lịch thi đấu của AFC, AFF... Trong vai trò Trưởng BTC giải, năm nào ông Ngọc cũng hoàn thành nhiệm vụ làđưa được giải về đích. Nhưng cái cách về đích của ông Ngọc cũng chẳng khác các bậc tiền bối làmấy, khi năm nào, mùa nào giải cũng xuất hiện hàng loạt bê bối về trọng tài, bạo lực sân cỏ, thậm chí làcác nghi án về mua – bán, dàn - xếp tỉ số.

Và cũng giống như các bậc tiền bối, ông Ngọc được đánh giá à tốt về chuyên môn nhưng lại chưa quyết liệt, chưa mạnh tay trong việc xử lý các vấn đề tồn đọng của 3 giải đấu hàng đầu Việt Nam nên mùa sau tiếp nối mùa trước, các giải đấu vẫn tồn tại những vấn đề của muôn năm cũ. Giống như một công chức mẫn cán, không quá xuất sắc nhưng ông Ngọc luôn hoàn thành nhiệm vụ và sự có mặt của ông Ngọc cứ bình yên như thế cho tới trước Đại hội VPF nhiệm kỳ 2017-2020. Tại đây, các lá phiếu của các ủy viên đã quyết định việc đưa ông Trần Anh Tú lên giữ chức Chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty, ông Ngọc xuống làm Phó ban điều hành V.League 2018, thay vì làm Trưởng BTC giải như mọi khi.

Thời của “sếp” Tú, VPF có một loạt thay đổi mà gần đây nhất là động thái mạnh tay với bản kiến nghị gửi VFF về việc không mời Phó ban trọng tài Dương Văn Hiền và trọng tài Nguyễn Trọng Thư làm nhiệm vụ giám sát vàtrọng tài tại các giải đấu. Động thái này của bầu Tú đã phần nào “đánh” vào thành trì vững chắc của Ban trọng tài mà trước ông Tú, chưa ai ở VPF “dám” có hành động tương tự. Cùng với đó là sự ra đi của ông Ngọc, cho thấy VPF đang muốn có sự thay đổi trong công tác tổ chức, điều hành ở một giải đấu đã tồn tại quá nhiều vấn đề bất cập của bóng đá Việt Nam.

Mong một "bàn tay thép"

Lý giải về lý do ra đi của ông Nguyễn Minh Ngọc tại VPF, người trong nhàcũng “vuốt ve” nhau rằng vì VFF đang thiếu nhân lực hỗ trợ cho ban Tổng thư ký về thi đấu, nên ông Ngọc phải trở lại ngôi nhàcũ để đảm nhiệm phần trọng trách này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với các giải đấu trong nước, VFF hiện chỉ còn điều hành các giải đấu ngoài chuyên nghiệp như giải VĐQG nữ, giải hạng Nhì, các giải đấu trẻ. Còn mảng việc quan trọng nhất là các giải đấu chuyên nghiệp, đều đang nằm trong tay của VPF. Như thế đã phần nào củng cố cho suy đoán VPF đang muốn thay đổi dần cách thức tổ chức giải.

Theo Tổng giám đốc VPF Trần Anh Tú thì sau khi ông Nguyễn Minh Ngọc trở về VFF, VPF sẽ đào tạo nhân sự mới theo hướng dần thay đổi cách tổ chức giải. “Nói chung là cần phải thay đổi”, ông Tú nói. Sự quả quyết của ông Tú cũng khiến người ta hy vọng về sự đổi mới của bóng đá Việt Nam trong thời gian tới. Bởi chỉ cóthể thay đổi tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm cùng những động thái mạnh mẽ, quyết liệt, bóng đá Việt Nam mới có thể dần cắt được những cơn bệnh cũ.

Tuy nhiên để thay đổi được những vấn đề được xem là “thâm căn, cố đế” của bóng đá Việt Nam trong suốt thời gian qua, sẽ cần rất nhiều nỗ lực của tất cả các bên tham gia, từ các nhà quản lý, tổ chức, đến các đội bóng, HLV, cầu thủ và thậm chí là cả khán giả tới sân. Những người mới cũng cần kế thừa được những gì là tốt đẹp của quá khứ và phải căn cứ vào thực tiễn của bóng đá Việt mới có thể tạo được bước đột phá cho tương lai. Còn nếu như thiếu một “bàn tay thép”, thiếu những quyết tâm mạnh mẽ, không có đủ dũng khí và bản lĩnh để chấp nhận “thà một lần đau” để cải tổ, thì rồi mọi sự thay đổi cũng chỉ mang tính nửa vời và cứ đi loanh quanh rồi bóng đá Việt Nam lại quay về chỗ cũ!

VÂN GIANG

Nguồn Báo Văn hóa: http://baovanhoa.vn/th%E1%BB%83-thao/th224-m%E1%BB%99t-l%E1%BA%A7n-%C4%91au