Tết đến gần, chú ý những thực phẩm kỵ nhau, tránh gây ngộ độc

Mặc dù các món ăn đều được chế biến khá cẩn thận, nguồn nguyên liệu tươi sạch, thế nhưng trong dịp nghỉ Tết vẫn có không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra. Nguyên nhân cũng có thể là do bạn kết hợp sai các nguyên liệu thực phẩm với nhau.

Mặc dù các món ăn đều được chế biến khá cẩn thận, nguồn nguyên liệu tươi sạch, thế nhưng trong dịp nghỉ Tết vẫn có không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra. Nguyên nhân cũng có thể là do bạn kết hợp sai các nguyên liệu thực phẩm với nhau.

Có những món ăn sẽ gây độc nếu kết hợp 2 nguyên liệu kỵ nhau. Bởi vậy, trong khi nấu ăn bạn cần tham khảo kỹ những nguyên liệu nào không thể kết hợp với nhau để tránh gây ngộ độc thực phẩm.

Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho

Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Bí đỏ và cải thìa

Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

Cà rốt và củ cải

Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

Củ cải và nấm mèo đen

Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

Thịt bò với tôm

Nấu thịt bò với tôm hoặc ăn chung: Do trong thịt bò chứa sắt, tôm chứa canxi, sắt và canxi không thể chuyển hóa cùng một lúc nên ăn chung sẽ không có tác dụng.

Đậu, khoai lang và cải bó xôi

Bởi chúng là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi không được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu đã có tôm, cua hay các loại hải sản thì nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi, bí đỏ.

Thịt ba ba và trứng gà

Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

Thịt bò và hạt dẻ

Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Muối tiêu và khoai môn

Muối tiêu và khoai môn ăn cùng dễ làm ruột đau thắt. Chuối hột thì kỵ mật mía, đường, ăn cùng lúc bị bụng.

Thịt gà và rau kinh giới

Sự kết hợp này không phải gây ra bệnh phong thấp như nhiều người vẫn tưởng. Đó chỉ là chứng khó tiêu tức thời hoặc đi ngoài nhiều.

Hải sản và trái cây

Người Việt Nam thường có tục lệ ăn trái cây ngay sau bữa ăn để tráng miệng. Nhưng thực tế điều này rất không tốt vì axit trong trái cây sẽ làm giảm sự hấp thụ thức ăn.

Và điều này càng không tốt khi ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn có hải sản.

Những loại trái cây, đặc biệt là nho, hồng - những loại có chứa nhiều Acide tanique sẽ cùng với Protein và chất Calcium có nhiều trong hải sản tạo thành phức hợp không mấy dễ chịu cho cái dạ dày đã đầy ắp thức ăn khiến bạn đầy bụng, khó tiêu.

Ăn hoa quả tốt nhất nên ăn trước hoặc sau ăn hai tiếng trở lên. Cũng không nên ăn khi đói vì chúng sẽ làm tăng dịch axit trong dạ dày gây tổn thương dạ dày của bạn.

Hải sản và bia

Nghe thì lạ vì bạn vẫn thường uống bia với hải sản. Nhưng thực tế 2 loại thực phẩm này kỵ nhau vì trong hải sản có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống thêm bia vào thì bia sẽ cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể.

Thêm nữa, chất đạm của hải sản chứa nhiều purin axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể.

Nếu đạm thừa không được bài tiết, nguy cơ dẫn đến bệnh gút là khá cao.

Hải sản và nước chè

Nước chè chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành muối canxi kết tủa không có lợi cho cơ thể.

Mỹ An (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-tuc/tet-den-gan-chu-y-nhung-thuc-pham-ky-nhau-tranh-gay-ngo-doc-a218599.html