Tên lửa vượt siêu thanh AGM-183A của Mỹ sẽ làm Kinzhal của Nga 'hít khói'?

Mỹ đang phát triển mẫu tên lửa vượt siêu thanh AGM-183A và dự kiến trang bị vào năm 2022, đáng chú ý, thông số kỹ thuật của dòng tên lửa này từ 60 năm trước đã vượt Kinzhal của Nga hiện nay.

Mới đây, Công ty Lockheed Martin vừa công bố hình ảnh vũ khí phản ứng nhanh vượt siêu âm được định danh là AGM-183A. Đây là dòng tên lửa vượt siêu thanh phóng từ trên không được coi là đối thủ của Kinzhal Nga. Hình ảnh được công bố cho thấy, tên lửa này vẫn sử dụng nguyên lý hiện nay của dòng tên lửa vượt siêu âm đó là lợi dụng lực đẩy của tên lửa để gia tốc cho đầu đạn gắn thiết bị lượn siêu thanh, làm cho tốc độ của đầu đạn này lên đến tốc độ vượt siêu âm.

Hình ảnh kết cấu của tên lửa AGM-183A được Lockheed Martin công bố. Nguồn: Huanqiu.

Hình ảnh kết cấu của tên lửa AGM-183A được Lockheed Martin công bố. Nguồn: Huanqiu.

Tên lửa vượt siêu thanh là loại vũ khí có khả năng sống sót mạnh mẽ trên chiến trường do chưa có hệ thống phòng không nào trên thế giới hiện nay có thể đánh chặn loại tên lửa này. Ngoài ra, tên lửa vượt siêu thanh cũng khắc phục được những vấn đề về phương diện tính cơ động, độ cao bay và tốc độ. Tên lửa AGM-183A sẽ nâng cao rõ rệt tính chính xác, tính linh hoạt, khoảng cách và tốc độ trong hoạt động tấn công của Không quân Mỹ.

Trong hơn 30 năm qua, Lockheed Martin đã đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu, phát triển công nghệ siêu âm ở Mỹ. Tên lửa vượt siêu âm AGM-183A được phát triển theo yêu cầu của Không quân Mỹ, đây là một trong hai nguyên mẫu vũ khí tấn công với tốc độ vượt siêu thanh của Không quân Mỹ. Theo kế hoạch, trước năm tài chính 2022 tên lửa này sẽ đạt được năng lực tác chiến sơ bộ.

Máy bay B-52H đã thử nghiệm cất cánh khi mang tên lửa AGM-183A. Nguồn: Huanqiu.

Ngày 12/6/2019, máy bay ném bom B-52H đã tiến hành thử nghiệm cất cánh khi mang theo tên lửa loại này. Khác với phiên bản chiến đấu, tên lửa AGM-183A tham gia thử nghiệm không mang theo đầu đạn cũng không có nhiên liệu phóng mà chỉ có hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu về tính năng của tên lửa cũng như đánh giá hiệu quả của các thiết bị hỗ trợ bên ngoài.

Trước khi công bố chính thức AGM-183A, nhà sản xuất và Không quân Mỹ đã phối hợp thực hiện thành công nhiều cuộc thử nghiệm với tốc độ đạt được tối đa lên tới Mach 20. Điều này cho thấy, AGM-183A xứng đáng được coi là đối thủ của vũ khí siêu thanh của Nga hiện nay.

AGM-183A được coi là đối thủ của tên lửa Kinzhal Nga. Nguồn: Huanqiu.

Theo nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, chương trình AGM-183A là bản nâng cấp của tên lửa siêu thanh AGM-48 Skybolt từ những năm 1958. Chương trình này mang mã WS-199C hay WS-138A, đến năm 1962, chương trình WS-199C sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt và được đặt tên là tên lửa AGM-48 Skybolt. Đây là một tên lửa có trọng lượng 5 tấn, chiều dài 9 m, đường kính 0,9 m, tầm tác chiến 1.800 km, độ cao đạn đạo đạt 480 km với tốc độ tối đa lên đến Mach 12,5.

Hầu hết những thông số cách đây 60 năm vượt trội hoàn toàn so với Kh-47M2 Kinzhal của Nga hiện tại. AGM-48 Skybolt thậm chí còn ưu việt hơn Kh-47M2 Kinzhal ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao thật lớn và duy trì vận tốc Mach 2 như Kinzhal mà vẫn dễ dàng đạt tới thông số thiết kế.

Tên lửa AGM-48 Skybolt của Mỹ. Nguồn: Huanqiu.

Phó Giám đốc Chương trình Vũ khí Siêu vượt âm của Bộ Quốc phòng Mỹ Mike White cho biết, Mỹ sẽ tiến hành vụ thử thứ hai đối với mẫu tên lửa siêu vượt âm được chế tạo cho hải quân và bộ binh trong năm 2020. Việc thử nghiệm nằm trong chương trình “tấn công nhanh phi hạt nhân”. Tuy nhiên, quan chức Mỹ cũng thừa nhận nước này chưa sản xuất được nguyên mẫu đầu tiên của vũ khí nên bản thử nghiệm dường như sẽ chỉ là mô hình mang theo những linh kiện đầu tiên để kiểm tra tính năng tương lai của vũ khí.

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ không thể nhanh chóng tạo ra những vũ khí vượt siêu thanh do thiếu nền tảng kỹ thuật. Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov tự tin rằng, Mỹ sẽ mất ít nhất 5 năm trước khi đưa các vũ khí vượt siêu thanh vào lực lượng vũ trang nước này. Ông Sivkov nhấn mạnh, các thử nghiệm bay và thử nghiệm mặt đất cũng việc như tạo ra một hệ thống điều khiển....cần tối thiểu 3 đến 4 năm.

Đức Trí (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/ten-lua-vuot-sieu-thanh-agm183a-cua-my-se-lam-kinzhal-cua-nga-hit-khoi-post334212.info