Tên lửa Scud được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ bao giờ?

Lần đầu được công bố năm 1957, tên lửa đạn đạo Scud khi ra đời được Liên Xô sử dụng làm vũ khí hạt nhân, tuy nhiên sau đó đã bổ sung thêm tính năng mang đầu đạn thường, trước khi được Moscow viện trợ cho Việt Nam.

Một điều khá bất ngờ đó là ngoài những thứ vũ khí hiện đại mà Việt Nam vừa mới nhập biên, có một loại vũ khí khác đã được chúng ta đưa vào biên chế từ đầu thập niên 80, tới nay vẫn được coi là "thanh gươm" của quân đội Việt Nam, đó là tên lửa đạn đạo Scud.

Một điều khá bất ngờ đó là ngoài những thứ vũ khí hiện đại mà Việt Nam vừa mới nhập biên, có một loại vũ khí khác đã được chúng ta đưa vào biên chế từ đầu thập niên 80, tới nay vẫn được coi là "thanh gươm" của quân đội Việt Nam, đó là tên lửa đạn đạo Scud.

Loại tên lửa đạn đạo này đã được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ thập niên 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn bảo quản tốt, tiếp tục sử dụng trong biên chế của lực lượng pháo binh.

Tên lửa Scud của Liên Xô khởi nguồn từ một sản phẩm công nghệ tên lửa, thu được sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ các chuyên gia tên lửa của Đức Quốc xã.

Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu, mổ xẻ tên lửa V-2 do Đức Quốc xã phát triển, quá trình nghiên cứu phát triển này đã kéo dài trong 10 năm, trước khi Liên Xô ra mắt tên lửa R-11M, diễu hành qua Quảng trường Đỏ vào tháng 11/1957.

Đây là loại tên lửa tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tên lửa Scud sau khi được ra đời đã nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới và là cơ sở cho nhiều thiết kế tên lửa khác, với tên gọi chung là Scud.

R-11M hay còn gọi là Scud A, ban đầu được phát triển với mục đích mang đầu đạn hạt nhân. Scud A được đưa vào trang bị từ năm 1955. Scud A dài 10,3 m và có đường kính 0,88 m. Tên lửa có tầm bắn 190 km và độ chính xác sai số trong khoảng 3 km.

R-17 hay Scud B là bản nâng cấp so với Scud A, bắt đầu hoạt động vào năm 1962. Tên lửa có chiều dài 11,25 m, đường kính 0,88 m và nặng 5.900 kg khi phóng. Nó có tầm bắn 300 km với độ chính xác sai số chỉ 450 m.

Một số đầu đạn khác nhau đã được phát triển cho tên lửa Scud B, bao gồm đầu đạn hạt nhân từ 5 đến 70 kiloton, tác nhân hóa học và chất nổ cao thông thường. Một Scud B cơ bản mất khoảng một giờ, để hoàn thành một chuỗi phóng đơn lẻ.

Scud B được triển khai vào năm 1962. Mặc dù hệ thống này đã lỗi thời và đã được thay thế bằng các thiết kế mới ở Nga, nhưng nó vẫn là một trong những hệ thống tên lửa phổ biến và được triển khai rộng rãi nhất trên thế giới.

Đến năm 1965, tên lửa đạn đạo Scud B mới được đưa vào hoạt động ở nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Năm 1973, Ai Cập đã bắn một số lượng nhỏ tên lửa Scud B chống lại Israel. Hơn 2.000 tên lửa Scud B và một số lượng nhỏ tên lửa Scud C, được cho là đã được sử dụng ở Afghanistan.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq đã triển khai biến thể cải tiến của tên lửa Scud B là tên lửa Al Hussein. Năm 1998, Ukraine có ba lữ đoàn với tên lửa Scud B và tổng cộng 55 tên lửa đang được biên chế.

Tên lửa Scud B đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh. Đã có tới 7.000 tên lửa Scud được chế tạo ở Nga và nhiều tên lửa Scud B cùng các biến thể được cải tiến trên khắp thế giới.

Trong quá khứ, Việt Nam từng là quân đội đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế. Thời điểm năm 1981, Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 xe mang phóng tự hành 9P117, cùng một số lượng lớn đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B).

Cho tới tận thời điểm hiện tại, nghĩa là sau khi nhập biên dàn tên lửa đạn đạo Scud B được gần 40 năm, loại tên lửa này vẫn tiếp tục được quân đội ta sử dụng trong biên chế của lực lượng pháo binh.

Nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật tên lửa Scud đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị kỹ thuật của Lữ đoàn tên lửa 490 Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến cải tiến các linh kiện cho tên lửa hoạt động tốt.

Các kỹ sư quân đội Việt Nam đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt công nghệ dây chuyền sản xuất nhiên liệu tên lửa tại Nhà máy A31, Cục Công binh, Quân chủng Phòng không-Không quân; xây dựng phát triển quy cách sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất đạt chất lượng tương đương, nhưng giá thành rẻ hơn sản phẩm nhập khẩu.

Dây chuyền được thiết kế với công suất hàng chục tấn/năm, đã đi vào sản xuất, công trình đã giúp bổ sung nhiên liệu lỏng đồng bộ với hệ thống vũ khí tên lửa, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, hạn chế được việc phải phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Nguồn ảnh: TH.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud của Việt Nam sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Nguồn: QPVN.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-scud-duoc-lien-xo-vien-tro-cho-viet-nam-tu-bao-gio-1517945.html