Tên lửa phòng không Mỹ vô dụng ra sao ở chiến trường Việt Nam?

Mặc dù luôn áp đảo Không quân Nhân dân Việt Nam trên không, tuy nhiên người Mỹ vẫn 'chắc ăn' và mang tới miền nam Việt Nam cả tên lửa phòng không.

Theo đó ngay sau khi Quân đội Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam trong năm 1965, thì tên lửa phòng không MIM-23 Hawk cũng được Mỹ triển khai tới Việt Nam để "phòng xa" trong trường hợp Không quân Nhân dân Việt Nam "mở rộng tác chiến vào miền Nam'' - nơi có không quân Mỹ chiếm ưu thế và áp đảo hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Đây là loại tên lửa phòng không tầm trung đất đối không được Mỹ cho vào biên chế từ tháng 8/1960. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Tuy nhiên phải tới năm 1965 những tổ hợp tên lửa MIM-23 đầu tiên mới được Thủy quân Lục chiến Mỹ triển khai tới Đà Nẵng. Đây cũng là lần đầu tiên Thủy quân Lục chiến Mỹ triển khai loại tên lửa này ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Các tổ hợp MIM-23 Hawk chủ yếu được Thủy quân Lục chiến Mỹ triển khai ở Hill 327 (Đồi 327). Đây là một quả đồi có vị trí chiến lược, cách sân bay Đà Nẵng chỉ 4 km. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Có giá lên tới 250.000 USD cho mỗi quả tên lửa, 15 triệu USD cho một tổ hợp và 30 triệu USD cho một đơn vị tên lửa, đây là loại tên lửa được Mỹ sử dụng trong hơn 40 năm, cho tới năm 2002 mới bị thay thế bởi FIM-92 Stinger. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Có trọng lượng mỗi quả tên lửa lên tới 590 kg, chiều dài 5,08 mét và có đường kính là 370mm, tên lửa MIM-23 Hawk có đầu đạn nặng 54 kg và là loại đầu đạn nổ mảnh. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Sau khi được phóng ra khỏi bệ, tên lửa MIM-23 sẽ triển khai cánh rộng 1.19 mét và có tầm hoạt động từ 45 tới 50 km, cao độ tiêu diệt mục tiêu tối đa là 20.000 mét. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường bằng radar dẫn đường bán chủ động, tốc độ tối đa có thể đạt được là Mach 2,4. Về cơ bản đây là một loại tên lửa có đủ khả năng bắn hạ mọi loại máy bay của Liên Xô thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Tuy nhiên loại vũ khí này lại chưa từng được thực chiến ở Việt Nam vì không quân của ta chủ yếu hoạt động ở ngoài Bắc và cường độ hoạt động không cao. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Phải tới tận năm 1969 - nghĩa là gần 10 năm kể từ khi được gia nhập biên chế, tổ hợp MIM-23 của Mỹ mới lần đầu tiên hạ được phi cơ của đối phương khi MIM-23 bắn hạ chiến đấu cơ MiG-21 của Ai Cập. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Còn ở Việt Nam, tổ hợp MIM-23 đã được Thủy quân Lục chiến Mỹ "mang đến và mang về" mà không giải quyết được vấn đề gì. Có lẽ vì quá lo sợ dàn vũ khí phòng không mạnh mẽ này rơi vào tay quân giải phóng, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã "sơ tán" MIM-23 ra khỏi miền Nam Việt Nam từ trước khi lực lượng này rút quân. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ kinh hãi tột cùng khi đụng độ lính bắn tỉa của Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-phong-khong-my-vo-dung-ra-sao-o-chien-truong-viet-nam-1216616.html