Tên lửa DF-26 của Trung Quốc ép Mỹ rời 'bóng ma' khỏi đảo Guam?

Guam là hòn đảo có diện tích nhỏ nhưng lại được cho là vô cùng quan trọng với quân đội Mỹ trong các hoạt động quân sự tại châu Á do nằm gần cả Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines và bán đảo Triều Tiên

Đảo Guam thường được các chỉ huy quân đội Mỹ gọi ví von là “tàu sân bay vĩnh viễn của quân đội Mỹ” nhưng với việc Trung Quốc đang biên chế hàng loạt loại vũ khí tầm xa, hòn đảo này sẽ không an toàn như trước kia.

Với tầm bắn 4.000km, tên lửa đạn đạn DF-26 của Trung Quốc được truyền thông nước này đặt cho biệt danh “sát thủ đảo Guam”.

DF-26 thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng nhiên liệu rắn có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân.

Một trong những tính năng nổi bật của tên lửa này là có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động và phóng từ hầm cố định hoặc bệ phóng lưu động.

Ngoài ra loại tên lửa này cũng ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Trung Quốc về khả năng dẫn đường, vận hành và tốc độ triển khai và vận tốc bay.

Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã đưa vào biên chế tên lửa DF-26 từ đầu năm 2018 và có vẻ như Lầu Năm Góc đã chuẩn bị cho tình huống đảo Guam không còn an toàn để trở thành bàn đàm cho bất kì vụ tấn công nào từ ngoài Thái Bình Dương vào đất liền.

Từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9, không quân Mỹ cho biết, 3 máy bay ném bom B-2 cùng 200 nhân lực hoàn thành lần triển khai đầu tiên đến Trân Châu Cảng, Hawaii.

Sự xuất hiện của B-2 ở Trân Châu Cảng cho phép nó phối hợp luyện tập được với các tiêm kích tành hình F-22 của Lực lượng vệ binh quốc gia Hawaii.

Trong chiến thuật ném bon tầm xa, chắc chắn F-22 không chỉ được sử dụng để bảo vệ máy bay ném bom mà nó còn được sử dụng như phương tiện do thám nhờ khả năng tàng hình của mình.

Việc thực hiện các nhiệm vụ tầm xa cũng yêu cầu phải có tiếp nhiên liệu trên không, do đó các máy bay tiếp nhiên liệu cũng đã xuất hiện trong bài tập trận của B-2.

Mặc dù B-2 có thể bay liên tục 11.000km với bình nhiên liệu đầy nhưng việc tiếp nhiên liệu cũng giúp nó hoạt động được liên tiếp nhiều giờ liền và đề phòng phải bay những quãng được cực xa.

Trong những trường hợp phải bay vượt Thái Bình Dương, Mỹ thường sử dụng cách cho máy bay ném bom tiếp nhiên liệu tại đảo Wake hoặc nạp nhiên liệu trên không trước khi đi vào tầm quan sát của radar đối phương.

Guam từng là nơi triển khai quen thuộc của B-2, tuy nhiên với tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc đang ngày càng mở rộng và hệ thống dẫn đường chính xác hơn rất nhiều, việc di chuyển nó về Hawaii là điều dễ hiểu.

Đặng Vũ (Theo PM)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-ten-lua-df26-cua-trung-quoc-ep-my-roi-bong-ma-khoi-dao-guam/786301.antd