Tên lửa chống tăng số 1 Ấn Độ xuất hiện sát Pakistan

Dù căng thẳng trên tuyến biên giới Ấn Độ và Pakistan đã giảm đáng kể nhưng người ta vẫn thấy động thái điều vũ khí của cả 2 bên.

Theo Weapon News, Quân đội Pakistan được cho là đang điều động xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD và al-Khalid cùng nhiều phương tiện bọc thép tới khu vực căng thẳng nhằm sẵn sàng nếu tình huống xấu nhất xảy ra.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng có động thái tương tự khi điều loạt ciheens tăng T-72M1 Ajeas cùng một số lượng lớn NAG - dòng tên lửa chống tăng nước này tự phát triển có thể diệt gọn mọi loại tăng trên cả địa hình đồi núi.

Weapon News cho rằng, Lực lượng tăng thiết giáp của Ấn Độ và Pakistan đều được đánh giá là rất hùng hậu và hiện đại, nếu đối đầu trực tiếp thì cuộc chiến được dự báo sẽ vô cùng khốc liệt. Tuy chưa thể khẳng định bên nào sẽ chiếm lợi thế nhưng rõ ràng với sự xuất hiện của NAG đã mang lại lợi thế rất lớn cho Ấn Độ.

Bởi NAG được đánh giá là dòng tên lửa chống tăng hàng đầu thế giới hiện nay. Nó được thiết kế để phá hủy xe tăng hiện đại và những mục tiêu bọc thép hạng nặng. NAG có thể được phóng từ bãi phóng đặt trên mặt đất hoặc căn cứ không quân. Phiên bản mặt đất hiện có thể lắp đặt lên tàu hải quân NAMICA sử dụng tên lửa NAG có nguồn gốc từ tên lửa BMP-2 dùng tấn công thiết xa.

Trong vụ thử vào tháng 1/2016, một quả tên lửa NAG đã phá hủy thành công một hệ thống vũ khí áp nhiệt (TTS) ở tầm bắn 4km tại Trường bắn Mahajan. Loại tên lửa chống tăng này đã tham gia Triển lãm Hàng không Quốc tế Bahrain vào tháng Giêng. Nó sẽ trải qua những thử nghiệm thực tế cuối cùng trong điều kiện thời tiết khác nhau trong năm nay.

Theo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), NAG là dòng tên lửa dẫn đường chống vũ khí bọc thép được xây dựng bằng vật liệu composite trọng lượng nhẹ và có độ bền cao. Nó có khả năng chiến đấu cao và có thể tránh được hệ thống phòng thủ của kẻ thù.

Tên lửa được lắp đặt 4 cánh cụp, xòe và chiều dai 1,85, đường kính 0,20m, sải cánh 0,4m và nặng 43kg. Mũi tên lửa gắn một hệ thống dẫn đường tìm mục tiêu, trong khi phần thân giữa chứa nhiều cảm biến nhỏ gọn và đầu đạn. Một động cơ tăng lực tăng lực tên lửa được đặt ở phía sau, 4 đuôi như vây cá được lắp ở phía sau để ổn định đường bay của nó.

Một bộ vi xử lý hình ảnh theo thời gian thực kết hợp với thuật toán tác chiến nhanh được cài đặt bên cạnh hệ thống dẫn đường cho phép tên lửa tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu.

Hệ thống lái tự động tạo điều kiện cho nó ổn định trong suốt quá trình bay. Ngoài ra, NAG cũng được trang bị một hệ thống điện tử dẫn động để điều khiển tên lửa bay đúng hướng và đạt tốc độ bay 828km, tầm bắn từ 4 đến 7km. Ảnh trong bài: Tăng Pakistan và tên lửa chống tăng NAG. (Tuấn Vũ)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/ten-lua-chong-tang-so-1-an-do-xuat-hien-sat-pakistan-3375687/