Tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ Su-30MKI mới là thứ Việt Nam đang cần!

Tên lửa BrahMos khi được phóng từ cơ cấu phóng trên không sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với khi phóng từ dưới mặt đất hoặc từ mặt nước.

Ấn Độ vừa tiếp tục thử nghiệm tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên không với tiêm kích Su-30MKI. Cuộc thử nghiệm được truyền thông Ấn Độ đăng tải chi tiết. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo đó, tên lửa BrahMos khi phóng thử nghiệm từ tiêm kích Su-30MKI đã đạt tốc độ tối đa lên tới Mach 2,8 - nghĩa là tương đương với tốc độ lý thuyết Mach 3 của tên lửa này từng được Ấn Độ công bố trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ không tiết lộ tên lửa hành trình diệt hạm BrahMos trong cuộc thử nghiệm này được phóng từ độ cao bao nhiêu và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách bao xa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo công bố trước đây của phía Ấn Độ, các tên lửa BrahMos của nước này có tầm bắn tối đa 500 km và đang được nâng cấp lên 600 km, tuy nhiên ở phiên bản phóng từ chiến đấu cơ Su-30MKI, tên lửa sẽ chỉ có tầm bay 400 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trần bay tối đa của tên lửa BrahMos là 15 km nhưng nhiều khả năng, loại tên lửa này hoàn toàn có thể phóng được từ độ cao lớn hơn khi triển khai từ tiêm kích Su-30MKI vì loại tiêm kích này có trần bay lên tới 17 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc tên lửa BrahMos tương thích với chiến đấu cơ Su-30MKI là một tín hiệu cực kỳ đáng vui mừng vì trong tương lai, loại tên lửa này hoàn toàn có thể tương thích với chiến đấu cơ Su-30MK2V mà Việt Nam đang sử dụng, vốn không có nhiều khác biệt so với phiên bản Su-30MKI. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một điểm khá đặc biệt là phiên bản đối không của tên lửa BrahMos cũng được chia ra hai nhánh, trong đó một nhánh tên lửa sẽ là không đối hạm, một nhánh là không đối đất. Cả hai loại này hiện tại đều đang được thử nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ sản xuất khoảng 2000 tên lửa BrahMos trong vòng 10 năm tính từ năm 2018. Trong số này, có tới một nửa - tương đương 1000 quả tên lửa BrahMos được dự kiến sẽ xuất khẩu cho các quốc gia "thân thiện" với Nga và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Truyền thông quốc tế cũng nhiều lần đặt dấu hỏi về việc Việt Nam quan tâm tới laoij tên lửa này của phía Ấn Độ, tuy nhiên tới nay phía quân đội Việt Nam vẫn chưa lên tiếng xác nhận bất cứ thông tin nào. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhiều khả năng, Việt Nam đang chờ phiên bản phóng từ cơ cấu phóng trên không được hoàn thiện. Khi đó, các chiến đấu cơ Su-30MK2V chủ lực của Không quân Việt Nam sẽ không khác gì "hổ mọc thêm cánh". Nguồn ảnh: Forces.

Mời độc giả xem Video: Tên lửa BrahMos phóng từ cơ cấu phóng trên biển.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-brahmos-phien-ban-phong-tu-su-30mki-moi-la-thu-viet-nam-dang-can-1319439.html