Tên lửa BrahMos không phải là vô đối

Dù BrahMos được liên doanh Nga-Ấn Độ ca ngợi là dòng tên lửa hành trình siêu thanh hàng đầu thế giới nhưng thực tế mọi chuyện chưa hẳn là như vậy.

Nhận định trên được trang Air Recognition đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Thái Lan đang tiến hành đàm phán mua dòng tên lửa do liên doanh Nga - Ấn sản xuất. Hai bên được cho là đã tiến hành đàm phán liên quan tới vấn đề thương vụ dòng tên lửa hành trình siêu thanh được cho là nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Tên lửa siêu thanh BrahMos.

Tên lửa siêu thanh BrahMos.

Vấn đề đã được đề cấp trong chuyến thăm của đoàn đại biểu quốc phòng cao cấp Thái Lan do Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan, Đô đốc Ruddit dẫn đầu tới Ấn Độ. Chuyến thăm được coi là tín hiệu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Hải quân giữa Ấn Độ và Thái Lan.

Dù không rõ kết quả những cuộc đàm phán cùng phiên bản Thái Lan muốn mua nhưng nguồn tin trang Air Recognition có được tiết lộ, nhiều khả năng Thái Lan sẽ được sở hữu dòng tên lửa siêu thanh này trong năm 2020 và phiên bản BrahMos Thái Lan muốn mua sẽ là trên hạm hoặc lực lượng mặt đất chứ không phải trang bị cho Không quân.

Theo lý giải, trong Không quân Thái Lan hiện nay được trang bị chính là tiêm kích F-5E, F-16 và dòng chiến đấu cơ thế hệ mới JAS-39 Gripen do Thụy Điển sản xuất.

Nhưng những dòng tiêm kích này không thể mang được BrahMos. Trong khi đó, việc đích thân Tư lệnh Hải quân Thái đàm phán mua BrahMos cho thấy gần như chắc chắn, phiên bản tên lửa nước này muốn mua về sẽ không dùng cho Không quân.

Và dù thuộc phiên bản nào thì BrahMos vẫn không phải là dòng tên lửa vô đối nhưng nhà sản xuất Nga-Ấn công bố. Theo Air Recognition, BrahMos hiện nay vẫn đang tồn tại một số điểm yếu.

Bán kính tác chiến lớn nhất có hạn, ý nghĩa chiến lược không mạnh. Là tên lửa chiến thuật, BrahMos có tầm bắn xa nhất chỉ 290 km (bản xuất khẩu), nếu xét đến nhân tố địa hình và hiệu quả bí mật, bay hành trình trong toàn bộ quá trình thì tầm bắn của BrahMos nhanh chóng giảm còn khoảng 100 km.

Tầm bắn như vậy đã làm giảm mạnh hiệu quả răn đe của BrahMos, chỉ có thể tiến hành tấn công có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến thuật cự ly ngắn, nhưng ngoài tầm với đối với các mục tiêu chiến lược ở chiều sâu.

Tiếp theo, độ cao đường đạn lớn nhất là tương đối cao, dễ bị nhận biết. Độ cao hành trình bình thường của tên lửa BrahMos là 14.000 – 15.000 m, mà độ cao này là phạm vi nhận dạng tốt nhất của hệ thống nhận dạng phòng không.

Nếu trong chiến đấu thực tế tên lửa BrahMos theo đuổi hành trình tầng trời thấp bí mật thì tốc độ, tầm bắn của tên lửa đều sẽ bị ảnh hưởng. Với những hạn chế này, tác dụng thực tế của tên lửa BrahMos tại địa hình đồi núi bị hạn chế rất nhiều.

Tầm bắn khá ngắn không thể đe dọa được khu vực chiều sâu của đối thủ, hơn nữa, nếu lắp cho máy bay chiến đấu để mở rộng phạm vi tấn công thì đã làm giảm mạnh hiệu năng chiến đấu và không có lợi cho phòng thủ tự thân.

Sau khi phân tích, tờ Air Recognition cho rằng, bất kỳ quốc gia nào mua sắm tên lửa BrahMos chỉ mang tính chất phô trương sức mạnh hơn là răng đe thực tế. Bởi BrahMos không được coi là sự đe dọa lớn đối với những đối thủ có hệ thống đánh chặn mạnh.

Và có thể đây chính là lý do dù ra đời đã nhiều năm nay nhưng BrahMos vẫn chưa ký được hợp đồng chính thức nào với khách hàng nước ngoài dù có rất nhiều quốc gia quan tâm.

Tuấn Hưng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-brahmos-khong-phai-la-vo-doi-3384960/