Tên lửa AIM-120 và cuộc cách mạng trong vũ khí đối không tầm xa

Nếu Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa tên lửa không đối không có điều khiển bằng hồng ngoại vào chiến đấu, thì họ cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng tên lửa không đối không tự dẫn đường bằng radar; thực sự đó là những tên lửa mang tính cách mạng.

Vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã có những cuộc cách mạng lớn về vũ khí tên lửa sử dụng trong không chiến, đó là việc Mỹ trang bị tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động (ARH), thay thế cho tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động (SARH); và sau này, ARH là vũ khí không chiến tầm xa chính, của máy bay chiến đấu.

Vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã có những cuộc cách mạng lớn về vũ khí tên lửa sử dụng trong không chiến, đó là việc Mỹ trang bị tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động (ARH), thay thế cho tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động (SARH); và sau này, ARH là vũ khí không chiến tầm xa chính, của máy bay chiến đấu.

Vậy tại sao tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động lại mang tính cách mạng? Lý do đó là tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, khác với tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động ở chỗ, bộ phận tìm kiếm của tên lửa, có bộ phát radar riêng để đi kèm với máy thu.

Trong khi đó tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động chỉ có bộ thu tín hiệu radar và yêu cầu máy bay phóng tên lửa, sử dụng radar của máy bay, để "chiếu xạ" vào máy bay đối phương, dẫn đường cho tên lửa tấn công.

Việc máy bay phóng tên lửa phải liên tục “chiếu xạ” radar vào mục tiêu, do đó phi công phải giữ cho radar của máy bay mình, luôn hướng vào máy bay địch. Bên cạnh đó là radar của máy bay phóng tên lửa, chỉ chiếu xạ được ở trong một góc độ nhất định, nên phi công phải tiếp tục bám máy bay đối phương, để dẫn đường cho tên lửa SARH.

Điều đó cũng có nghĩa là nếu một máy bay phóng bị tên lửa bị phá hủy, hoặc máy bay đó bị tiến công, buộc phải cơ động tránh nguy hiểm, thì tên lửa phóng ra sẽ không biết “đi đâu về đâu”, vì thiếu nguồn chiếu xạ radar.

Tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động (ARH) đã giải quyết hầu hết các vấn đề này. Máy bay có thể tự do cơ động, sau khi phóng tên lửa vào máy bay địch, vì tên lửa sẽ bay cho đến khi nó tự kích hoạt thiết bị tìm kiếm và tự lao vào máy bay đối phương.

Tên lửa ARH cũng có thể được bắn ở chế độ quần vòng hẹp, khi mục tiêu bị khóa vào bộ nhớ radar. Những tính năng này, có thể cho phép máy bay thực hiện theo chiến thuật “bắn và quên” một cách hiệu quả; cho phép một máy bay đủ nhanh, để tránh hoàn toàn một cuộc giao tranh, sau khi phóng tên lửa.

Mặc dù tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, chỉ mới trở nên phổ biến gần đây, nhưng khái niệm này đã có từ rất lâu. Nỗ lực đầu tiên diễn ra vào những năm 1950, khi Mỹ cố gắng phát triển một biến thể của tên lửa AIM-7 Sparrow SARH, được gọi là Sparrow II, trang bị đầu dò ARH.

Tuy nhiên thử nghiệm này đã thất bại, do công nghệ vào thời điểm đó không có khả năng tạo ra một radar dò tìm mục tiêu có kích cỡ nhỏ (có cả máy phát và máy thu), nhưng có công suất đủ mạnh, vừa với kích thước của tên lửa Sparrow tầm trung.

Tên lửa ARH đầu tiên trên thế giới là AIM-54 Phoenix, được trang bị trên tiêm kích hạm F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ. AIM-54 được sử dụng để đánh chặn máy bay ném bom của Liên Xô, trước khi những máy bay này, có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm vào các tàu của Hải quân Mỹ.

Tên lửa AIM-54 rất thích hợp để bố trí radar trong tên lửa, do có đường kính lớn, để chứa động cơ tên lửa giành cho không chiến tầm xa và đầu đạn hạng nặng cần thiết, để tiêu diệt máy bay ném bom Liên Xô.

Mặc dù có những thành công của AIM-54, nhưng nó vẫn là một tên lửa hạng nặng, được thiết kế để sử dụng chống lại các mục tiêu với khả năng cơ động hạn chế, như máy bay ném bom. Tên lửa ARH tầm trung hoàn chỉnh đầu tiên, là tên lửa AIM-120 của Mỹ.

AIM-120 được tạo ra để thay thế AIM-7 Sparrow, khi đó công nghệ điện tử ngày càng phát triển, một thiết bị tìm kiếm ARH có thể lắp vào một tên lửa nhỏ hơn, đã có thể thực hiện được. Quá trình phát triển tên lửa kéo dài, bắt đầu sản xuất thử năm 1984, nhưng đến năm 1991 mới đưa vào biên chế.

AIM-120 thế hiện khả năng thực chiến lần đầu tiên, khi bắn rơi một chiếc MiG-25 của Iraq trong Chiến dịch Southern Watch vào năm 1992. Kể từ đó, nó đã tiếp tục tham chiến trong các cuộc chiến tại Kosovo, Iraq và Syria (vào năm 2017).

Radar tìm kiếm của tên lửa ARH, cũng đã được sử dụng vào loại tên lửa đất đối không và hải đối không, như trang bị cho tên lửa đất đối không NASAMS của liên doanh Na Uy-Mỹ và tên lửa đa năng SM-6 của hải quân Mỹ; tất cả đều tận dụng sự dẫn đường chính xác của thiết bị tìm kiếm ARH.

Radar trong tên lửa ARH cũng đã được nâng cấp. Tên lửa AAM-4B ARH của Nhật Bản, là tên lửa ARH đầu tiên trên thế giới, có trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA); cho phép nó có khả năng hoạt động mạnh hơn và chống gây nhiễu điện tử tốt hơn.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-aim-120-va-cuoc-cach-mang-trong-vu-khi-doi-khong-tam-xa-1545119.html