Tên lửa AGM-88E bất lực trước S-400 kể cả được nâng cấp?

Mỹ đã phát triển tên lửa chống bức xạ diệt radar tăng tầm AGM-88E (AARGM) nhằm mục đích đánh bại tất cả các hệ thống phòng không Nga như S-400 và S-500.

Tại Mỹ, các bài thử nghiệm phiên bản hiện đại hóa của tên lửa chống radar AGM-88 HARM được công bố đã hoàn thành. Chúng ta đang nói về một vũ khí được thiết kế để vô hiệu hóa các hệ thống phòng không và phá hủy radar.

Phiên bản ban đầu của một tên lửa như vậy đã được Quân đội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1983. Năm 2005, sự phát triển của phiên bản AGM-88E bắt đầu.

Tiếp đó, phiên bản cập nhật của tên lửa Mỹ mang mã định danh AGM-88G (bắt đầu hiện đại hóa là năm 2019) được báo cáo là có phạm vi gia tăng. Phiên bản ban đầu của tên lửa có tầm bắn khoảng150 km, trong khi con số này ở biến thể mới lên tới 230 km.

Ngoài việc phá hủy radar của kẻ thù, mục đích sử dụng của AGM-88G (AARGM) là phá vỡ liên lạc giữa các hệ thống phòng không khác nhau. Phiên bản này nhận được động cơ mới có công suất tăng so với người tiền nhiệm, trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu giảm ít nhất 9%.

Ông Gordon Turner, Phó chủ tịch Northrop Grumman cho biết: "Những thử nghiệm này rất quan trọng để tiến hành phân tích về dự án và xác minh tính hiệu quả của tên lửa được nâng cấp. Động cơ và đầu đạn mới sẽ cung cấp các khả năng nâng cao để phát hiện và phá hủy những hệ thống phòng không tầm xa của đối phương".

Mỹ tuyên bố phiên bản nâng cấp của tên lửa chống radar AGM-88 HARM có năng lực tác chiến vượt trội

Mỹ tuyên bố phiên bản nâng cấp của tên lửa chống radar AGM-88 HARM có năng lực tác chiến vượt trội

AGM-88G chính xác như một công cụ để chống lại các hệ thống phòng không tầm xa thay cho các thế hệ tên lửa lâu đời đang được sử dụng. Ngoài ra cần lưu ý rằng AARGM cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để chế áp các hệ thống tác chiến điện tử.

Công ty Mỹ báo cáo rằng phiên bản cập nhật của AGM-88 HARM sẽ được sử dụng trên tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet, EA-18G Growler, cũng như cho tất cả các phiên bản của máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm.

Các tài liệu xuất hiện tại Mỹ chỉ ra rằng tên lửa AGM-88G là "một lựa chọn khả thi để chống lại hệ thống phòng không S-400". Nhưng nếu chúng ta so sánh tầm bắn của AGM-88 HARM được hiện đại hóa với tầm bắn của tên lửa 40N6 mà S-400 được trang bị thì tên lửa Nga có lợi thế trong tầm bắn hơn 150 km.

Điều này có nghĩa là để đánh bại hệ thống phòng không Nga, một máy bay Mỹ sẽ phải vào khu vực nguy hiểm. Rõ ràng điều này cho thấy việc hiện đại hóa AGM-88 HARM là chưa đủ để đối phó với S-400, vì máy bay mang nó sẽ bị bắn hạ trong trường hợp phía phòng thủ cảm thấy bị đe dọa, thậm chí trước khi nó có thể phóng tên lửa.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-agm-88e-bat-luc-truoc-s-400-ke-ca-duoc-nang-cap-3409132/