Tê giác lông mượt tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Từ lâu, đã có những lý giải cho rằng các động vật tiền sử như voi ma mút, sư tử hang hay tê giác lông mượt bị tuyệt chủng là do nạn săn bắt của con người thởi sơ khai.

Bằng cách giải trình tự ADN cổ đại từ 14 cá thể thuộc loài động vật ăn cỏ này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quần thể tê giác lông mượt vẫn ổn định và đa dạng cho đến chỉ vài nghìn năm trước khi chúng biến mất khỏi Siberia, khi nhiệt độ có thể tăng quá cao đối với các loài vốn thích nghi với cái lạnh.

Biến đổi khí hậu có thể là lý do khiến tê giác lông mượt tuyệt chủng

Biến đổi khí hậu có thể là lý do khiến tê giác lông mượt tuyệt chủng

"Ban đầu người ta cho rằng con người xuất hiện ở đông bắc Siberia cách đây 14.000-15.000 năm, vào khoảng thời gian loài tê giác lông mượt tuyệt chủng. Nhưng gần đây, đã có một số khám phá về các địa điểm cư trú lâu đời hơn của con người, trong đó có di chỉ lên tới 30.000 năm tuổi", giáo sư di truyền học tiến hoáLove Dalén từTrung tâm Di truyền cổ sinh vật Thụy Điển, cho biết.

Theo vị chuyên gia lý giải, sự suy giảm và tuyệt chủng của tê giác lông mượt không trùng khớp nhiều với sự xuất hiện lần đầu tiên của con người trong khu vực.

Để tìm hiểu về kích thước và sự ổn định của quần thể tê giác lông mượt ở Siberia, các nhà nghiên cứu đã lấy ADN từ các mẫu mô, xương và lông của 14 cá thể.

Bằng cách xem xét tính dị hợp tử, hay sự đa dạng di truyền, của những bộ gen này, các nhà nghiên cứu có thể ước tính quần thể tê giác lông mượt trong hàng chục nghìn năm trước khi chúng tuyệt chủng.

"Chúng tôi nhận thấy rằng sau khi gia tăng quy mô dân số vào đầu thời kỳ kỷ băng hà cách đây 29.000 năm, quy mô quần thể tê giác lông mượt vẫn không đổi và vào thời điểm này, tỷ lệ giao phối cận huyết là thấp", đồng tác giả công trình nghiên cưúNicolas Dussex nói.

Sự ổn định này kéo dài cho đến sau khi con người bắt đầu sống ở Siberia, trái ngược với sự suy giảm có thể xảy ra nếu tê giác lông mượt tuyệt chủng do săn bắn.

Dữ liệu ADN cũng tiết lộ đột biến gen giúp tê giác lông mượt thích nghi với thời tiết lạnh hơn. Một trong những đột biến này, một loại thụ thể trên da để cảm nhận nhiệt độ ấm và lạnh, cũng đã được tìm thấy ở voi ma mút.

Sự thích nghi này cho thấy loài tê giác lông mượt, đặc biệt thích hợp với khí hậu lạnh giá phía đông bắc Siberia, có thể đã suy giảm dân số do nhiệt độ Trái đất bất chợt tăng cao trong một thời điểm, trùng với sự tuyệt chủng của chúng vào cuối kỷ kỷ băng hà cuối cùng.

“Chúng tôi đang thoát ra khỏi ý tưởng về việc con người tiếp quản mọi thứ ngay khi họ xuất hiện và thay vào đó làm sáng tỏ vai trò của khí hậu đối với các vụ tuyệt chủng động vật thời kỳ băng hà. Mặc dù không thể loại trừ khả năng một phần do con người, nhưng chúng tôi cho rằng sự tuyệt chủng của tê giác lông mượt có nhiều khả năng liên quan đến khí hậu", đồng tác giả Edana Lord nhận định.

Theo Bắc Hiệp/Ngày nay

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/te-giac-long-muot-tuyet-chung-do-bien-doi-khi-hau/20210328045359390