Tây Ninh: Chuỗi kết nối du lịch hấp dẫn vùng Đông Nam Bộ

Là cầu nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Ninh hội tụ những nét đặc sắc của một cao nguyên với nhiều địa danh sơn thủy hữu tình, níu chân lữ khách mỗi lần ghé đến.

Theo ông Nguyễn Hồng Thanh, Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh thì, địa phương này nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia. Tây Ninh có 240 km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, 16 cặp cửa khẩu (03 cửa khẩu quốc tế, 03 cửa khẩu chính và 10 cửa khẩu phụ) trong đó cửa khẩu quốc tế gồm: Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam.

Bên cạnh đó, Tây Ninh có một loạt quần thể cách danh thắng, di tích thu hút khách du lịch từ nhiều địa phương khác cũng như đa dạng các nguồn khách tham quan. Trong đó phải kể đến một loạt địa danh khiến du khách không thể bỏ qua khi đến vùng đất này sau đây:

Chùa Bà, công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm.

Chùa Bà, công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm.

Núi Bà Đen và Chùa Bà

Cứ nhắc đến du lịch Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến “nóc nhà Đông Nam bộ” và ngôi chùa hơn 300 tuổi nằm lưng chừng ngọn núi này.

Nằm cách trung tâm TP Tây Ninh khoảng 11km về phía Tây Bắc, đi lại rất thuận tiện, đồng thời là công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm.

Tuyến cáp Vân Sơn dẫn lên đỉnh núi Bà Đen cũng giúp du khách mọi lứa tuổi có thể dễ dàng chinh phục “nóc nhà Nam Bộ” chỉ trong 8 phút thay vì 4 giờ đi bộ như trước đây, mở ra cơ hội chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú từ độ cao 986m.

Đặc biệt, hệ thống cáp treo với nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới trong quần thể du lịch Sun World BaDen Mountain mới đi vào hoạt động đã giúp hành trình trải nghiệm Núi Bà và lễ Bà càng thêm thuận lợi, thú vị.

Trong khi tuyến cáp Vân Sơn đưa du khách chinh phục đỉnh Bà Đen cao 986m chỉ trong 8 phút thay vì 4 giờ trèo đèo lội suối bằng đường bộ, để được đắm chìm giữa biển mây trắng tinh khôi và thiên nhiên xanh mát...

Nhà ga Vân Sơn trên đỉnh núi Bà Đen.

Tòa thánh Tây Ninh

Không chỉ là thánh địa nổi tiếng cả nước của đạo Cao Đài, Tòa thánh Tây Ninh còn hấp dẫn du khách thập phương bởi thiết kế độc đáo được xây dựng bằng bê tông cốt tre trong khuôn viên rộng 1 km2với khoảng 100 hạng mục lớn nhỏ sở hữu kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Á – Âu và sự huyền bí của phương Đông.

Tòa Thánh Tây Ninh.

Biểu tượng của đạo Cao Đài là hình ảnh Thiên Nhãn – biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế. Ngoài ra, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm... Đại lễ vía Đức Chí Tôn tổ chức mùng 8 tháng Giêng và đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm là hai lễ hội lớn nhất của tòa thánh, thu hút đông đảo du khách tham quan và các tín đồ hành hương về đây.

Hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước rông hơn 27.000 ha có nhiều đảo lớn, nhỏ là công trình là công trình hồ thủy nông nhân tạo lớn nhất khu vực, phục vụ tưới tiêu cho hơn 72.000 ha đất nông nghiệp trong ngoài tỉnh, cảnh quan hữu tình.

Hồ Dầu Tiếng

Cách thành phố Tây Ninh hơn 30km, thuộc địa phận huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) và giáp danh huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích lên đến 270 km².

Lòng hồ có các ốc đảo tự nhiên được người dân địa phương đặt cho những cái tên dân dã như đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò… Không khí trong lành, thoáng mát, mặt hồ nước trong xanh, khung cảnh đầy thơ mộng nên Hồ Dầu Tiếng rất thích hợp để trải nghiệm chèo thuyền, cắm trại, câu cá…

Thung lũng Ma Thiên Lãnh.

Thung lũng Ma Thiên Lãnh

Nằm trên địa phận xã Thạnh Tân, Thành phố Tây Ninh, Ma Thiên Lãnh được hình thành bởi 3 ngọn núi là núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo. Nơi đây vô cùng rộng lớn và hoang sơ nên hấp dẫn rất nhiều phượt thủ tìm đến.

Hồ đá trong lòng thung lũng Ma Thiên Lãnh là nơi được nhiều người tìm đến để tạm rời xa khói bụi thành phố và lắng mình trong không gian yên bình. Nước hồ xanh ngắt và lặng sóng nên rất phù hợp để câu cá, cắm trại. Quanh hồ có những tàng cây và mỏm đá nhô ra phía mặt nước là điểm chụp hình check-in lý tưởng cho du khách đến đây.

Tháp cổ Bình Thạnh

Nằm trên gò đất cao giữa đồng lúa tại xã Bình Thạnh (huyện Trảng Bàng), tháp cổ Bình Thạnh có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII - IX. Cùng với Tháp Chóp Mạt ở huyện Tịnh Biên, tháp Bình Thạnh là 2 trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo của vùng Nam Bộ.

Tháp được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền tháp Chăm ở miền Trung Việt Nam. Các viên gạch liên kết với nhau mà không cần một chất kết dính nào. Những hoa văn, phù điêu trang trí hình hoa lá, thần linh... mà cư dân địa phương thờ cúng cách đây cả ngàn năm được thiết kế tinh xảo quanh tháp.

Ngoài những địa danh trên, du khách đến Tây Ninh còn có thể du ngoạn đến Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Căn cứ trung ương Cục miền Nam, Chùa Thiền Lâm, Chùa Khe Dol… và khám phá cuộc sống thường nhật của người dân địa phương để hiểu hơn về văn hóa, con người ở vùng biên viễn này.

Tấn Quang – Thanh Hải

Nguồn Pháp Luật Plus: https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/khach-hang-phan-anh-nhan-vien-to-ga-spa-thuc-hien-dich-vu-khong-nhu-quang-cao-d128761.html