Tây Du Ký: Tại sao Bạch Cốt Tinh nhất định muốn ăn thịt Đường Tăng?

Mặc dù thành tinh và có thể sống vạn năm, nhưng Bạch Cốt Tinh vẫn kiên quyết đòi ăn thịt Đường Tăng chỉ vì một lý do mà ai cũng biết.

Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, từ khi ra đời đến nay đã được đông đảo người đọc đồng tình và mến mộ. Hình tượng các nhân vật trong tác phẩm với những phép biến hóa màu nhiệm đi mây về gió, cân đẩu vân, thoắt biến thoắt hiện - rẽ nước xuống Long cung - đại náo thiên cung luôn thu hút sự thích thú, gợi cảm giác thư giãn cho mọi tầng lớp, mọi đối tượng độc giả.

Cứu sống nhân sâm, Tôn Ngộ Không kết nghĩa huynh đệ với Trấn Nguyên đại tiên, từ biệt Ngũ Trang quán, thầy trò Đường Tăng tiếp tục lên đường hướng về đất Phật cầu kinh.

Xuống núi, ba thầy trò đi qua động Bạch Hổ - là nơi Bạch Cốt Tinh trú ngụ.

Và dĩ nhiên muốn ăn thịt Đường Tăng, Bạch Cốt Tinh phải sử dụng kế ly gián bởi Tôn Ngộ Không là chướng ngại vật lớn nhất của y.

Tuy nhiên, khoan hãy bàn chuyện đó, trước tiên chúng ta đi tìm câu hỏi, tại sao đối tượng Bạch Cốt Tinh hướng đến phải là Đường Tăng.

Lần thứ nhất, Bạch Cốt Tinh hóa thân thành cô thôn nữ, lần thứ hai y hóa thành người mẹ già, và cuối cùng là người cha.

Clip Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng từ mặt đuổi đi.

Tôn Ngộ Không vì sở hữu Hỏa nhãn kim tinh nên mới phân biệt được yêu ma quỷ quái – là điều mà Đường Tăng, Trư Bát Giới không nhìn được.

Cứu người trừ yêu là đúng đắn, song Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đều là "tự mình nhìn thấy, tự mình làm".

Tôn Ngộ Không chỉ nghĩ đến việc bản thân nhìn thấy liền hành động để bảo vệ Đường Tăng mà không để ý đến cảm nhận của ba người còn lại.

Nó không hiểu được rằng, việc mình làm phải để người khác hiểu được, không để tâm đến việc lời nói, hành vi và cách nghĩ của mình có phù hợp với người bình thường hay không, kết quả tạo thành một loại phản tác dụng, thậm chí là gây nguy hiểm cho chính mình.

Đối với Tôn Ngộ Không mà nói, quá trình trải qua 81 kiếp nạn là việc dần từ bỏ ma tính để trở nên từ bi.

Sau khi bị thầy đuổi, Ngộ Không tuyệt nhiên không thay lòng đổi dạ, luôn canh cánh trong lòng rằng: "Quên ơn chẳng phải là quân tử, ơn nghĩa sư phụ bao giờ mới có thể đáp đền? Gặp nơi ma thiêng nước độc, ta đi rồi, ai sẽ bảo vệ sư phụ, ai sẽ diệt quái trừ yêu?".

Tôn Ngộ Không từ biệt Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh.

Chịu nỗi hàm oan nhưng không uất hận, mà chỉ lo nghĩ cho thầy, cũng không oán trách, không tủi phận mình, mà chỉ e "giữa đường dang dở, công quả chẳng thành".

Tâm tư ấy của Tôn Ngộ Không hơn hẳn hai sư đệ Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Ba hình tượng biến hóa của Bạch Cốt Tinh lần lượt đại biểu cho Tình — Ái — Dục của một người.

Ngộ Không đã đánh chết toàn bộ chúng, nói rõ rằng trên đường đời chúng ta nhất định phải khống chế vững tình, ái, dục của bản thân, chớ để nó trở thành chướng ngại tiến bước của chúng ta.

(còn nữa)

Minh Anh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tay-du-ky-tai-sao-bach-cot-tinh-nhat-dinh-muon-an-thit-duong-tang-a441848.html