Tây Du Ký: Mê muội chưa tỉnh ngộ, chỉ khi gặp nhân vật này Đường Tăng mới hối hận vì đã hiểu lầm Tôn Ngộ Không

Sau khi đuổi Tôn Ngộ Không đi, Đường Tăng rơi vào động Bạch Cốt Tinh, ở đây Tam Tạng đã biết sự thật đau lòng.

Năm lần bảy lượt không nghe Tôn Ngộ Không giải thích, Đường Tăng kiên quyết cho rằng đồ đệ của mình sát sinh, ma tính vẫn còn không phù hợp con đường tu tập.

Khi Tôn Ngộ Không vẽ vòng tròn bảo hộ, Đường Tăng đã nghe Trư Bát Giới mà ra khỏi vòng tròn tự đưa mình vào thế hiểm.

Thậm chí khi Tôn Ngộ Không tiêu diệt Bạch Cốt Tinh, Đường Tăng còn can thiệp bằng cách niệm chú kim cô.

Tin người ngoài nhưng Tam Tạng lại không mở lòng với đệ tử của mình. Khi kiên quyết đuổi Ngộ Không, Tam Tạng lạnh lùng sắt đá nhất quyết ruồng rẫy, Tam Tạng viết giấy từ sư đồ và đuổi Ngộ Không bất chấp lời can ngăn của hai đồ đệ còn lại.

Clip Đường Tăng dứt tình đuổi Tôn Ngộ Không

Và người tiết lộ cái sai tày đình của Đường Tăng không ai khác chính là quân sư của nữ yêu quái xương trắng.

Hoàng Bào Quái bắt Đường Tăng về động phủ của mình, tại đây hắn mở nhạc vũ, quân sư Gấu đen của Bạch Cốt Tinh đã hóa thân thành mĩ nữ để gặp Đường Tăng.

Hắn nói: "Ta có lòng cứu ngươi, ngươi lại không biết điều. Ta chính là quân sư của Bạch Cốt phu nhân đây. Ba người mà ngươi đánh chết chính là Bạch Cốt phu nhân ta đây".

Đường Tăng vỡ lẽ sự thật: "Thì ra cả gia đình 3 người đều là yêu quái hay sao?".

Hắn tiếp tục: "Tất cả đều là do phu nhân chúng ta biến ra. Ngươi người trần mắt thịt đã không phân biệt được phải trái, trúng kế ly gián của phu nhân chúng ta, đuổi đệ tử của người, để xem lúc này ai sẽ đến cứu ngươi".

Lúc này Đường Tăng mới nhớ lại lúc tuyệt tình của mình với đồ đệ. Và cũng chính từ đây, Đường Tăng mới nhận ra sai lầm của mình.

Có câu: "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm" cho nên những gì mắt thấy tai nghe rất có thể không phải là điều chân thật.

Toàn bộ 81 kiếp nạn của Đường Tăng đều do các vị thần Phật an bài để kiểm chứng sự nhất lòng tu đạo của Đường Tăng, bởi vậy, thử thách lần này cũng chính là bài kiểm tra bản tính và nhân cách của nhân vật này.

Đường Tăng quả là một vị sư có lòng nhân ái, yêu thương chúng sinh, đứng trước sắc dục dửng dưng vô cảm. Duy chỉ có chữ Tình vẫn là chấp niệm lớn của ngài.

Chính vì Tình nên nhiều lần Đường Tăng gặp nạn, cũng chính vì Tình mà năm lần bảy lượt Đường Tăng hiểu nhầm Tôn Ngộ Không và đuổi hắn đi.

Đường Tăng đã bao phen rơi vào động quỷ nhưng lần này lại không tin lời Ngộ Không? Đó là bởi Đường Tăng đã để ma tâm sai khiến không chịu tỉnh ngộ ngay cả khi sự thật phơi bày trước mắt.

Hơi có chút động lòng nhưng chỉ cần nghe Trư Bát Giới "đổ dầu vào lửa" là Đường Tăng "nộ khí xung thiên" trở về trạng thái vô lý hết sức.

Hành trình thỉnh kinh thực chất là một quá trình tự hoàn thiện của con người qua thử thách.

Mỗi nhân vật từ Đường Tam Tạng đến con ngựa Bạch Long đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của thân và tâm trong mỗi người chúng ta trên hành trình hoàn thiện bản thân.

Thật ra Tây Du Ký chỉ là câu chuyện mượn lý do thỉnh kinh để giãi bày đạo lý làm người, dùng hư cấu văn chương để răn đe người đời tính thiện nhân và tu dưỡng tâm tính.

Ai trong chúng ta cũng đều có thể là một Đường Tăng. Đều là thể xác, có những điểm mạnh và điểm yếu, tuy có lúc kiên định nhưng cũng có lúc u mê nhu nhược.

Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính và Bạch Long Mã là ý chí của con người.

(còn nữa)

Minh Anh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tay-du-ky-me-muoi-chua-tinh-ngo-chi-khi-gap-nhan-vat-nay-duong-tang-moi-hoi-han-vi-da-hieu-lam-ton-ngo-khong-a442928.html