Tàu sân bay Type 001A Trung Quốc lộ nhược điểm gì sau chuyến chạy thử đầu tiên?

Trưa 18/5, tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo trong nước, có tên gọi 'Type 001A', đã quay trở về cập cảng tại Xưởng đóng tàu Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc sau khi hoàn tất chuyến chạy thử trên biển đầu tiên.

 Tàu Type 001A đã rời cảng hôm 13-5-2018 để bắt đầu chuyến chạy thử trên biển đầu tiên kéo dài 5 ngày. Trong chuyến chạy thử này, tàu đã tiến hành thử nghiệm các trang thiết bị và đạt được những mục tiêu cần thiết

Tàu Type 001A đã rời cảng hôm 13-5-2018 để bắt đầu chuyến chạy thử trên biển đầu tiên kéo dài 5 ngày. Trong chuyến chạy thử này, tàu đã tiến hành thử nghiệm các trang thiết bị và đạt được những mục tiêu cần thiết

Trước đó, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, việc chạy thử trên biển chủ yếu để kiểm tra sức bền và sự ổn định của hệ thống điện cũng như các thiết bị khác trên tàu

Tàu sân bay Type 001A bắt đầu được đóng hồi tháng 11-2013 và được hạ thủy vào tháng 4-2017. Kể từ đó, tàu đã được lắp đặt các trang thiết bị, thử nghiệm và khắc phục các sự cố trước khi chạy thử trên biển. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng tàu sân bay này có thể sẵn sàng hoạt động khoảng 2 năm nữa sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm.

Hiện Trung Quốc đang sở hữu một tàu sân bay là tàu Liêu Ninh, được đưa vào sử dụng hồi năm 2012 và Type 001A sẽ là tàu sân bay thứ 2 của lực lượng Hải quân nước này

Dù được Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn lực phát triển, tàu sân bay Type-001A vẫn chỉ được trang bị những công nghệ lạc hậu so với đối thủ Mỹ.

Type-001A là tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, có vẻ ngoài khá tương đồng với chiếc Liêu Ninh, nhưng có nhà chứa máy bay và boong tàu lớn hơn, cho phép mang thêm nhiều tiêm kích hạm J-15 và trực thăng.

Các thông số kỹ thuật của chiếc tàu sân bay này vẫn chưa được Trung Quốc công bố tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nó có độ giãn nước khoảng 50.000 tới 70.000 tấn với chiều dài tổng thể khoảng 300 mét

Theo chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh, phần đảo chứa đài chỉ huy, tháp kiểm soát bay... trêu tàu Type-001A nhỏ hơn 10% so với tàu Liêu Ninh, tạo thêm không gian hoạt động cho máy bay cảnh báo sớm và trực thăng. Sàn đáp cũng rộng thêm nhờ loại bỏ 4 hệ thống vũ khí trên boong.

Type-001A chỉ dài hơn Liêu Ninh khoảng 10,5 m và có lượng giãn nước nhỉnh hơn khoảng 4.000-6.000 tấn. Liêu Ninh trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Type 346, chiếc Type-001A cũng chỉ sử dụng biến thể Type 346A với một số cải tiến nhỏ

Type-001A có thể chứa tối đa 35 chiến đấu cơ J-15, so với 24 chiếc trên tàu Liêu Ninh. Tuy có thiết kế cải tiến và được trang bị nhiều công nghệ mới hơn, dường như Type-001A không có nhiều thay đổi so với chiếc Liêu Ninh ra đời từ thời Liên Xô

Với thiết kế như vậy, để tối ưu hóa số lượng máy bay chiếc tàu sân bay này có thể mang được thì rất có khả năng các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc sẽ được xếp đan xen nhau kín đặc phía dưới boong tàu. Cách sắp xếp này mặc dù tiết kiệm diện tích nhưng sẽ rất tốn thời gian khi muốn triển khai máy bay lên boong

Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc vẫn sử dụng nồi hơi đốt dầu để tạo hơi nước chạy 8 turbine khí, còn boong tàu vẫn áp dụng phương thức cầu nhảy (ski jump) cho tiêm kích cất cánh

Việc sử dụng nồi hơi đốt dầu sẽ giới hạn tầm tác chiến và thời gian hoạt động của con tàu, khiến nó phụ thuộc vào lực lượng hậu cần trên biển hoặc những căn cứ ở nước ngoài. Trung Quốc hiện chỉ có một căn cứ hải quân tại Djibouti, khiến nước này khó lòng duy trì hoạt động kéo dài trên đại dương cho Type-001A cũng như Liêu Ninh.

Trong khi đó, các siêu tàu sân bay Mỹ đều sử dụng năng lượng hạt nhân, cho phép chúng chạy liên tục 20-25 năm mà không cần nạp nhiên liệu

Cầu nhảy của Type-001A được phát triển dựa theo thiết kế của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hạ thủy năm 1985, vốn chỉ thể hiện ưu thế khi tác chiến ở các vùng địa cực, cũng như đơn giản hóa việc đóng tàu.

Hệ thống cầu nhảy này cho phép các máy bay phản lực có thể tăng tốc từ 0 lên khoảng 100 km/h trên đường băng có độ dài chỉ khoảng 100 mét và có đủ động lực để cất cánh do hướng cất cánh được đặt trên mặt phẳng dốc

Các tàu sân bay Mỹ hiện nay đều được trang bị máy phóng hơi nước, tàu sân bay lớp Ford đang được thử nghiệm thậm chí còn được gắn máy phóng điện từ hiện đại hơn.Theo các chuyên gia, số lượng máy bay xuất kích từ cầu nhảy của tàu sân bay trong cùng một thời gian luôn thấp hơn nhiều so với sử dụng máy phóng hơi nước

Hoàng Tiến (Theo Xinhua)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/tau-san-bay-type-001a-trung-quoc-lo-nhuoc-diem-gi-sau-chuyen-chay-thu-dau-tien/768251.antd