Tàu sân bay Mỹ phóng tên lửa xé toạc hai tên lửa chống hạm cùng lúc

Mỹ tiếp tục thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn SSDS trang bị cho tàu sân bay USS Gerald R.Ford. Đáng chú ý hệ thống này đã đánh chặn hai tên lửa diệt hạm cùng lúc.

 Hệ thống SSDS dự kiến trang bị trên tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ đã hạ hai tên lửa diệt hạm đóng vai trò mục tiêu giả định, chứng tỏ khả năng phối hợp giữa nhiều tổ hợp tác chiến nhằm bảo vệ siêu tàu sân bay lớp Ford.

Hệ thống SSDS dự kiến trang bị trên tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ đã hạ hai tên lửa diệt hạm đóng vai trò mục tiêu giả định, chứng tỏ khả năng phối hợp giữa nhiều tổ hợp tác chiến nhằm bảo vệ siêu tàu sân bay lớp Ford.

Hải quân Mỹ và tập đoàn quốc phòng Raytheon vừa hoàn thành cuộc thử nghiệm phát triển cuối cùng của hệ thống phòng thủ trên tàu chiến (SSDS) sẽ được trang bị cho tàu sân bay lớp Ford.

Cuộc thử nghiệm ở vùng biển ngoài khơi bang California mô phỏng tình huống tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) bị tập kích bằng hai tên lửa chống hạm cùng lúc.

Hệ thống SSDS ngay lập tức phát hiện, bắt bám và bắn hạ kịp thời cả hai mục tiêu.

"Cuộc thử nghiệm bắn hạ mục tiêu kép thành công cho thấy hệ thống phòng thủ trên tàu chiến Mỹ đã đạt bước tiến đáng kể và mở đường cho giai đoạn thử nghiệm vận hành. SSDS là khí tài quan trọng cho phép CVN 78 tự bảo vệ và bảo đảm an toàn cho thủy thủ đoàn trước mọi mối đe dọa", kỹ sư trưởng chương trình phát triển SSDS của Raytheon Mike Fabel cho biết.

Mỗi tổ hợp SSDS gồm radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống máy tính trung tâm để xử lý dữ liệu và ra lệnh đánh chặn, cùng các bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.

RIM-162 Evolved SeaSparrow nặng 280 kg, chiều dài 3,6m, đường kính 254mm. Tên lửa có vận tốc Mach 4 và mang theo đầu nổ 39kg, tầm diệt mục tiêu của tên lửa vào khoảng 50km.

Loại tên lửa này đều được trang bị cho các chiến hạm cỡ lớn trong biên chế hải quân Mỹ, nhưng chưa được tích hợp vào mạng lưới thống nhất như SSDS.

Tàu sân bay là vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ. Ngoài việc thể hiện sức mạnh kinh hoàng trong các đòn tấn công phủ đầu đối phương, chúng còn là biểu tượng sức mạnh của cường quốc quân sự số 1 thế giới hiện nay.

Chính vì vậy yêu cầu bảo vệ an toàn cho hàng không mẫu hạng luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài các tàu khu trục, tuần dương và tàu ngầm hạt nhân đi theo bảo vệ, chúng còn tự trang bị các hệ thống phòng thủ của mình.

Được biết Mỹ vừa thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn SSDS trang bị cho tàu sân bay USS Gerald R.Ford. Việc thử nghiệm thành công mở ra trang sử mới cho việc phòng thủ trên các siêu tàu sân bay Mỹ.

Mike Fabel, Giám đốc chương trình SSDS của Raytheon, cho hay: "SSDS đã tích hợp các cảm biến và tên lửa với hệ thống chiến đấu của tàu lớp Ford trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để chứng minh khả năng bảo vệ các thủy thủ. Sự thành công này mang tàu lớp Ford một bước nữa đến sự hoàn thiện".

Trong khi đó, Hải quân Mỹ tuyên bố, khi hoàn thành thử nghiệm và đi vào trang bị, hệ thống SSDS sẽ cùng với các tên lửa đánh chặn, các hệ thống radar tối tân và các phần mềm trên tàu sân bay có thể dễ dàng diệt một loạt mối đe dọa tiềm tàng, như các tên lửa thường, tên lửa siêu thanh của đối phương đang bay tới. Đây là lá chắn bảo vệ vững chắc cho siêu tàu sân bay Mỹ.

Việt Hùng (Tổng Hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-tau-san-bay-my-phong-ten-lua-xe-toac-hai-ten-lua-chong-ham-cung-luc/813264.antd