Tàu sân bay hạt nhân Pháp vướng nghi vấn 'làm màu'

Theo tờ 'Quan sát quân sự' của Mỹ, nhiều khả năng tàu sân bay hạt nhân của Pháp có sức chiến đấu không bằng tàu sân bay thường.

 Tàu sân bay hạt nhân của Pháp được ghi nhận, là hàng không mẫu hạm hạt nhân duy nhất trên thế giới, không mang quốc tịch Mỹ. Chỉ có những tàu sân bay hạt nhân của Pháp và Mỹ hiện tại, mới được trang bị máy phóng máy bay, giúp những máy bay có trọng lượng lớn có thể cất cánh.

Tàu sân bay hạt nhân của Pháp được ghi nhận, là hàng không mẫu hạm hạt nhân duy nhất trên thế giới, không mang quốc tịch Mỹ. Chỉ có những tàu sân bay hạt nhân của Pháp và Mỹ hiện tại, mới được trang bị máy phóng máy bay, giúp những máy bay có trọng lượng lớn có thể cất cánh.

Hải quân Mỹ hiện được trang bị 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz và một siêu tàu sân bay lớp Gerald Ford; trong khi Pháp chỉ có một tàu sân bay Charles de Gaulle. Tàu sân bay của Pháp có nhiều điểm tương đồng với lớp Nimitz, do được sự hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ trong quá trình phát triển.

Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp được đưa vào biên chế năm 2001, muộn hơn 26 năm so với chiếc tàu sân bay lớp Nimitz đầu tiên của Mỹ, do Pháp thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển và sử dụng tàu sân bay, cũng như ngành công nghiệp đóng tàu quy mô lớn như của Mỹ. Tuy nhiên mức độ hiện đại, tàu sân bay Pháp kém xa tàu sân bay Mỹ.

Tàu sân bay lớp Nimitz được cung cấp năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân A4W. Nó chỉ cần được đại tu và nạp lại nhiên liệu một lần trong vòng đời 50 năm phục vụ. Đây là điều rất cần thiết đối với các tàu chiến lớn, có thể triển khai trên vùng biển xa đến vài tháng trời.

Ngược lại, tàu Charles de Gaulle của Pháp sử dụng lò phản ứng hạt nhân K-15 kém hiện đại hơn; lò này bảy năm cần đại tu và nạp lại nhiên liệu một lần. Công suất lò phản ứng hạt nhân của Pháp thấp hơn, nhưng các yêu cầu bảo trì vẫn cao hơn lò của Mỹ.

Mặc dù tàu lớp Nimitz có kích thước lớp gấp 2,5 lần tàu Charles de Gaulle (100.000 tấn và 40.000 tấn), nhưng sức mạnh của lớp tàu Nimitz cho phép chúng đạt tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ, trong khi tàu Charles de Gaulle chỉ đạt 27 hải lý/giờ.

Mặc dù cả lớp tàu Nimitz và Charles de Gaulle đều sử dụng máy phóng, để hỗ trợ máy bay cất cánh. Nhưng do boong tàu của Charles de Gaulle nhỏ hơn và đường băng đơn, nên đã cản trở khả năng hạ cánh của những máy bay cỡ lớn hơn hạ cánh.

Nhà chứa máy bay của Charles de Gaulle nhỏ hơn rất nhiều so với tàu Nimiz, nên số lượng máy bay trên tàu của Pháp chỉ là 35 chiếc tiêm kích hạm Rafale M, bằng khoảng một nửa so với số máy bay trên tàu lớp Nimitz (mặc dù máy bay Rafale C nhỏ hơn F/A-18 và F-35C).

Một trong những lợi thế chính của tàu sân bay lớp Nimitz, đó là máy bay hoạt động trên tàu sân bay của nó; tiêm kích hạm của tàu sân bay Mỹ không chỉ có lợi thế số lượng, kích thước mà còn cả chất lượng.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, quy mô đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của nước này gấp nhiều lần Pháp và hiệu quả hơn về nhiều mặt. Đơn cử chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet có tính năng cao hơn nhiều Rafale M. Chưa nói đến F-35C còn cao hơn cả thế hệ.

Máy bay của Mỹ lớn hơn, tốt hơn, đồng nghĩa với chi phí vận hành và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn so với máy bay Pháp. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là hệ thống tác chiến điện tử, radar mảng pha và hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại của F/A-18E/F vượt trội hơn nhiều so với máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

F/A-18E/F ngoài phiên bản chiến đấu, còn có phiên bản tác chiến điện tử E/A-18G Growler; đây là loại máy bay có thiết kế chuyên dụng cao, được trang bị tên lửa chống bức xạ, rất thích hợp để chế áp hệ thống phòng không của đối phương. Tàu sân bay Pháp không có máy bay có hiệu suất tương tự Growler.

Tàu sân bay Charles de Gaulle chủ yếu dựa vào máy bay cảnh báo sớm E-2 Eagle Eye mua từ Mỹ; tuy nhiên những máy bay cảnh báo E-2 Eagle Eye xuất khẩu cho Pháp, đã bị cắt giảm nhiều tính năng, không thể bằng phiên bản gốc của Hải quân Mỹ.

Sự khác biệt về tiềm lực chiến đấu giữa các máy bay trên tàu sân bay của Pháp và Mỹ sẽ còn được nới rộng hơn nữa, bởi vì Hải quân Mỹ sẽ sớm đưa tiêm kích hạm thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới là F-35C, vào hoạt động trên các tàu sân bay.

So với Rafale C, F-35C có lợi thế về hiệu suất chiến đấu, nhờ khả năng tàng hình và tác chiến điện tử tiên tiến; nó rất thích hợp để đột phá không phận đối phương, được phòng thủ chặt chẽ.

Tàu sân bay lớp Nimitz cũng có thể mang theo nhiều máy bay bảo đảm hơn, bao gồm máy bay vận tải C-2 và máy bay không người lái MQ-25 để giám sát và tiếp nhiên liệu trên không. Do vậy càng nâng cao khả năng tác chiến của tàu sân bay Mỹ.

Không thể phủ định tàu sân bay Charles de Gaulle đã nâng tầm sức mạnh của Hải quân Pháp, nhưng hiệu suất chiến đấu của nó cũng cho thấy, một khoảng cách rất lớn với tàu sân bay Mỹ. Thậm chí so với tàu sân bay của Trung Quốc đang đóng, có thể còn mạnh hơn so với tàu sân bay Charles de Gaulle.

Mặc dù Charles de Gaulle có hệ thống máy phóng và động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng con tàu sẽ không còn lợi thế theo thời gian. Rất có thể, trong thời gian tới, Pháp cũng tính đến việc đóng những tàu sân bay không sử dụng máy phóng và năng lượng hạt nhân như lớp Queen Elizabeth của Anh. Nguồn ảnh: Flickr.

Kích thước có phần quá... nhỏ và gọn của tàu sân bay Charles de Gaulle khiến nó khó có thể mang được nhiều máy bay, cũng như lương thực và nước ngọt dự trữ. Nguồn: Slice.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-san-bay-hat-nhan-phap-vuong-nghi-van-lam-mau-1512936.html