Tàu khu trục của Hải quân Mỹ vào Biển Đen làm gì?

Trang web của Hải quân Hoa Kỳ đưa ra thông báo, tàu khu trục USS Ross được trang bị hệ thống Aegis tiến vào Biển Đen như một phần của hoạt động nhằm đảm bảo an ninh và tăng sự ổn định trên biển cho khu vực.

Tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ. (Ảnh tư liệu).

Tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ. (Ảnh tư liệu).

RIA đưa tin, hôm 23/2, một tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống Aegis đã tiến vào Biển Đen.

Aegis là hệ thống phòng thủ tên lửa do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và đưa vào sử dụng lần đầu đầu tiên từ năm 1987 trên tuần dương hạm Ticonderago, biến thể sử dụng trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke được đưa vào sử dụng năm 1991. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất), được hiểu đơn giản hơn là “lá chắn”, nhằm đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD.

Trước đó, Trung tâm Quản lý Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Hạm đội Biển Đen đã kiểm soát hoàn toàn hoạt động của tàu Hải quân Mỹ.

Báo cáo của phía Hải quân Mỹ cho hay: “Với chuyến thăm này, chúng tôi liên tục củng cố mối quan hệ với các đối tác trên Biển Đen. Các hoạt động này ở Biển Đen rất quan trọng để tạo ra một môi trường biển an toàn và đảm bảo tự do hàng hải”.

Trong năm nay đây là lần đầu tiên một tàu Hải quân Mỹ tiến vào Biển Đen. Năm ngoài, tàu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vào Biển Đen tổng cộng 13 lần.

Theo đó, báo cáo nhấn mạnh rằng, các hoạt động này nhằm kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các đồng minh NATO và thể hiện sự sẵn sàng để đảm bảo an ninh ở khu vực Biển Đen như một phần của Chiến dịch Atlantic Resolve.

Được biết, Chiến dịch Atlantic Resolve là nỗ lực của phía NATO nhằm đối phó với các hành động của Nga tại Ukraine, đặc biệt là chiến sự tại khu vực Donbass. Kể từ tháng 4/2014, Mỹ đã liên tục tăng cường triển khai các lực lượng nhằm thực hiện công tác huấn luyện và hợp tác về an ninh với các đồng minh tại Trung và Đông Âu.

Phía Nga nhiều lần lên tiếng trước sự hiện diện ngày càng nhiều của các tàu chiến NATO ở Biển Đen và đặc biệt là tại các cảng của Ukraine, coi đây là một thách thức với sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga tại khu vực này. Theo Công ước Montreux năm 1936, không một quốc gia nào có thể cho hơn 9 tàu hải quân có tải trọng đến 15.000 tấn lưu thông vào Biển Đen; và không một nhóm các quốc gia duyên hải nào ngoài khu vực có thể đưa tàu hải quân tải trọng hơn 45.000 tấn vào Biển Đen. Và các con tàu này không được phép hoạt động quá 21 ngày tại Biển Đen.

Thanh Bình (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/tau-khu-truc-cua-hai-quan-my-vao-bien-den-lam-gi-post333206.info