Tàu hậu cần siêu tốc của Mỹ vào biển Đen khiến Nga phải theo sát

Tàu chỉ huy hậu cần của Mỹ chiếc USNS Yuma vừa tiến vào khu vực biển Đen và được các tàu chiến của Nga theo sát dù tàu này của Mỹ hoàn toàn không được vũ trang.

Chủ nhật vừa rồi, tàu chỉ huy hậu cần USNS Yuma của Hải quân Mỹ đã tiến vào biển Đen - đây là lần thứ ba trong năm 2019 này, tàu USNS Yuma tiến vào vùng biển Đen. Nguồn ảnh: QQ.

Chủ nhật vừa rồi, tàu chỉ huy hậu cần USNS Yuma của Hải quân Mỹ đã tiến vào biển Đen - đây là lần thứ ba trong năm 2019 này, tàu USNS Yuma tiến vào vùng biển Đen. Nguồn ảnh: QQ.

Mang tiền tố USNS, tàu Yuma hoàn toàn không được trang bị vũ khí, mặc dù vậy Hải quân Nga vẫn theo sát từng bước đi của tàu chỉ huy hậu cần này trong vùng biển vốn dĩ đã nổi tiếng nhạy cảm này. Nguồn ảnh: QQ.

USNS Yuma được Hải quân Mỹ đặt lườn đóng mới từ năm 2016, bắt đầu được phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 2017 và là một trong số 10 tàu vận tải hậu cần lớp Spearhed. Nguồn ảnh: QQ.

Lớp tàu Spearhed có thiết kế hai thân cực kỳ độc đáo, khiến cho độ giãn nước của nó chỉ là 1515 tấn dù nó có kích thước khổng lồ. Tàu dài 103 mét, rộng 28,5 mét và mớm nước tối đa 3,83 mét. Nguồn ảnh: QQ.

Với thiết kế như một tàu cánh ngầm, tốc độ của các tàu vận tải lớp Spearhead là cực kỳ nhanh, tối đa lên tới 43 hải lý/giờ tương đương 80 km/h - nhanh hơn mọi loại tàu hiện đang phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.

Tốc độ cực nhanh của các tàu lớp Spearhead cho phép nó thực hiện được nhiệm vụ hậu cần khi "đuổi" theo các hạm đội tàu chiến Mỹ để thực hiện việc mang theo hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc men, đạn dược và nhiên liệu cho các tàu chiến khác. Nguồn ảnh: QQ.

Tàu có tầm hoạt động tối đa 2200 km, mang theo được tối đa 600 tấn hàng hóa nhu yếu phẩm hoặc phương tiện. Lớp Spearhead có biên chế đầy đủ chỉ 41 thủy thủ và mang theo được tối đa 312 lính cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: QQ.

Mặc dù chỉ làm nhiệm vụ vận tải hậu cần, các tàu thuộc lớp Spearhead cũng có khả năng mang theo trực thăng, trong đó chủ yếu là các loại trực thăng vận tải hạng nặng như CH-53 hoặc MH-60. Nguồn ảnh: QQ.

Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đóng tổng cộng 14 tàu vận tải loại này. Tính tới thời điểm hiện tại, hải quân nước này đã đóng thành công 10 tàu, hiện đang đóng tiếp ba tàu và chiếc cuối cùng đã được lên kế hoạch đóng mới trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.

Theo luật hàng hải hiện hành, ngoại trừ các tàu mang quốc tịch các nước có lãnh thổ tiếp giáp với biển Đen, các tàu loại khác bất luận là tàu chiến hay tàu vận tải, chỉ được phép lưu lại trong vùng biển này tối đa ba tuần tương đương 21 ngày. Nguồn ảnh: QQ.

Mời độc giả xem Video: Cách thức Hải quân Mỹ nhận tiếp tế trên biển.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-hau-can-sieu-toc-cua-my-vao-bien-den-khien-nga-phai-theo-sat-1277693.html