Tập trận Mỹ - ASEAN: Việt Nam mang tàu chất lượng... Brunei, Singapore không kém cạnh

Cùng với Hải quân Việt Nam mang tàu lớp Pohang số hiệu 18, hải quân các quốc gia cùng khu vực như Brunei, Singapore, Myanmar... cũng mang đến tập trận Mỹ - ASEAN những tàu chiến rất mạnh mẽ, hiện đại để hiệp đồng trên biển.

Brunei - quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á cũng không hề chịu kém cạnh khi cử một tàu tuần tra ven bờ lớp Darussalam tới tham dự cuộc tập trận chung ASEAN - Mỹ. Nguồn ảnh: SCMP.

Brunei - quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á cũng không hề chịu kém cạnh khi cử một tàu tuần tra ven bờ lớp Darussalam tới tham dự cuộc tập trận chung ASEAN - Mỹ. Nguồn ảnh: SCMP.

Tàu tuần tra ven bờ được Brunei cử tới Thái Lan trong khuôn khổ cuộc tập trận chung giữa ASEAN - Mỹ mới chỉ được phục vụ hải quân nước này từ năm 2011, tổng cộng tới thời điểm hiện tại trong tay Hải quân Brunei có bốn tàu loại này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các tàu tuần tra ven bờ lớp Daussalam của Brunei có độ giãn nước chỉ 1625 tấn, dài 80 mét, rộng 13 mét và được trang bị hai đọng cơ diesel cho phép di chuyển với tốc độ tối đa 22 hải lý giờ tương đương với 41 km/h. Nguồn ảnh: Dailymail.

Các tàu này đều được Đức đóng mới hoàn toàn cho phía Hải quân Brunei, trên tàu được trang bị cá loại vũ khí bao gồm một pháo Bofors 57mm, 2 pháo Oerlikon 20mm cùng với 4 tên lửa Exocet. Nguồn ảnh: Fleetmon.

Tiếp theo phải kể đến lực lượng Hải quân Singapore - quốc gia nhỏ bé nhất Đông Nam Á này cũng không hề chịu kém cạnh các nước láng giềng khi cử hẳn một khinh hạm mang tên RSS Tenacious thuộc lớp Formidable tham gia cuộc tập trận chung này. Nguồn ảnh: Naval.

Đây là một trong số 6 tàu khinh hạm lớp Formidable mà Hải quân Singapore đang sử dụng trong biên chế, các tàu này thực chất được cải biên từ lớp khinh hạm La Fayette - một trong những loại khinh hạm hiện đại nhất từng được Pháp thiết kế trong quá khứ. Nguồn ảnh: Forces.

RSS Tenacious có độ giãn nước lên tới 3200 tấn, chiều dài của tàu 114,8 mét, lườn rộng 16,3 mét cùng với mớm nước 6 mét. Tàu được trang bị bốn động cơ diesel cùng với hệ thống dẫn động 4 trục cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 27 hải lý giờ tương đương 50 km/h. Nguồn ảnh: Photoshot.

Các khinh hạm này của Singapore được trang bị hệ thống chống hạm bao gồm các tên lửa Harpooon, hệ thống phòng không bao gồm các tên lửa Aster, hệ thống chống ngầm gồm các tên lửa EuroTorp A244 chuẩn châu Âu cùng một hải pháo 76mm. Ngoài ra, tàu RSS Tenacious cũng được trang bị... loa công suất lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cuối cùng là HTMS Krabi của Thái Lan, đây là phiên bản cải biên của lớp tàu tuần tra ven bờ River được Thái Lan và BAE Systems phối hợp nghiên cứu sản xuất. Tàu được nhập biên Hải quân Hoàng gia Thái Lan từ năm 2013. Nguồn ảnh: Pinterest.

Có trọng tải 2000 tấn, tàu tuần tra ven bờ của Thái Lan này dài 90,5 mét, rộng 13,5 mét. Tàu được trang bị hai động cơ diesel cùng với hai trục dẫn động cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 25 hải lý tương đương 46 km/h. Nguồn ảnh: Naval.

Tàu tuần tra ven bờ HTMS Krabi của Thái Lan có trang bị hỏa lực bao gồm một khẩu hải pháo 76mm cùng với 2 khẩu pháo 30mm. Mặc dù hỏa lực được trang bị khá kém, tuy nhiên, HTMS Krabi lại có thiết kế đặc biệt với một sân đỗ trực thăng ở phía sau cho phép nó mang theo một trực thăng để tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu và tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Forces.

Theo đúng lịch trình ban đầu, ngày 6/9 là ngày cuối cùng diễn ra cuộc Diễn tập Hàng hải ASEAN - Mỹ 2019. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tap-tran-my-asean-viet-nam-mang-tau-chat-luong-brunei-singapore-khong-kem-canh/20190913025732421