Tập sách minh oan cho đại thần triều Nguyễn

Giáo sư Nguyễn Quốc Trị - tác giả tập sách đã tìm tòi, đối chiếu, phân tích và đưa ra ánh sáng vai trò lịch sử của một nhân vật hàng đầu triều Nguyễn từng bị lịch sử khuất lấp.

Giáo sư Trần Quốc Trị (thứ tư từ trái qua) là hậu duệ đời thứ 3 của quan đại thần Nguyễn Văn Tường.

Giáo sư Trần Quốc Trị (thứ tư từ trái qua) là hậu duệ đời thứ 3 của quan đại thần Nguyễn Văn Tường.

“Lộ sáng” bí ẩn triều Nguyễn

Đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường triều Nguyễn từng bị đánh giá là nhân vật tội đồ. Tuy được xếp vào “phe chủ chiến” của triều đình Huế, nhưng bản thân lại phải chịu tiếng xấu, bị bắt đi đày ở (Pháp) và kết thúc cuộc đời nơi đất khách.

Tập sách xét lại vua quan nhà Nguyễn và nhân vật Nguyễn Văn Tường có tàn nhẫn và gian trá như sử sách lưu truyền hay không? Trong tập sách này hầu hết các nghi vấn, kỳ án liên quan đến vua quan nhà Nguyễn được làm sáng tỏ.

Tập sách gồm 2 quyển dày hơn 1.800 trang viết tập hợp tư liệu về cuộc đời nhân vật Nguyễn Văn Tường của giáo sư Nguyễn Quốc Trị vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam. “Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn” từng được xuất bản tại nước ngoài. Cuốn sách cũng gây tranh cãi gay gắt trong giới nghiên cứu lịch sử cả trong và ngoài nước. Mới đây, cuốn sách được xuất bản tại Việt đáp ứng nhu cầu nhìn lại và viết lại lịch sử.

Theo giáo sư Cao Huy Thuần, tác giả cuốn sách đã dành thời gian 12 năm ròng để nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. Giáo sư Nguyễn Quốc Trị đã thu thập tài liệu ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, 5 văn khố ở Pháp và từ các Trung tâm Lưu trữ cùng hội nghị, hội thảo ở Việt Nam.

“Chi li, thấu đáo, lịch sử mất nước kể trong quyển sách này không phải chỉ là mất về binh bị, chính trị mà còn mất cả về văn hóa. Trên lĩnh vực sử học, bộ sách này đem đến cái giật mình cần thiết về sự trung thực” - Giáo sư Cao Huy Thuần.

Thiên khảo luận này trình bày sách lược “Hòa để thủ, thủ để mưu chiến” mà triều đình Tự Đức và sau này đã ứng dụng, theo đề nghị của quan đại thần Nguyễn Văn Tường để chống lại cuộc đô hộ của Pháp.

Từ sau khi Nam Kỳ mất vào tay Pháp, qua các Hiệp ước 15/3/1874 mang tên “hòa bình và liên minh” tại Sài Gòn, còn được gọi là “Hiệp ước Giáp Tuất” hay “Hiệp ước Philastre”. Hiệp ước 31/8/1874 (hiệp ước trên lĩnh vực thương mại tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi).

Hòa ước Harmand 25/8/1883 xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt … có dấu ấn của đại thần Nguyễn Văn Tường hay không? Cho đến khi vị quan bị đưa đi đày ở đều được dẫn giải và phân tích tỉ mỉ trong bộ sách.

Các nghi vấn và kỳ án bí ẩn như: Gia Long rước voi về giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà; Minh Mạng hiếp vợ Hoàng tử Cảnh cho mang thai rồi giết cùng với hai con để chúng khỏi tranh ngôi; Lê Văn Duyệt chống lại Minh Mạng; Tự Đức thông đồng Trương Đăng Quế giả di chúc Thiệu Trị để giành ngôi của anh trưởng Hồng Bảo, rồi giết anh, giết cháu để khỏi bị tranh ngôi; Nguyễn Văn Tường thông gian với vợ Tự Đức, giết vua Kiến Phúc, ăn hối lộ của người Tàu, giết hại Trần Tiễn Thành, Dục Đức và 50 hoàng thân, công tử, đầu thú Pháp; Hàm Nghi bị ép đi kháng chiến, xin về nhưng bị Tôn Thất Thuyết đòi để lại cái đầu cùng nhiều câu chuyện kỳ ảo khác.

Tập sách minh oan cho nhân vật Nguyễn Văn tường từng được xuất bản rộng rãi ở nước ngoài.

Sức nặng từ cứ liệu khoa học

Cái nhìn soi chiếu lịch sử được tác giả dẫn giải và phân tích qua nhiều câu chuyện. Như trong mối quan hệ của Hiệp ước Patenôtre, Nguyễn Văn Tường là người nhận ra sự thâm độc về nghĩa của từ “bảo hộ” trong văn bản chữ Pháp và từ “bảo trợ” trong văn bản chữ Hán.

Đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường đề nghị thống nhất dùng từ “bảo trợ”, nhưng Pháp cuối cùng đã dùng chữ “bảo hộ” cho văn bản chữ Pháp và văn bản chữ Hán lại dùng từ “bang trợ” với nghĩa giúp đỡ.

“Cuốn sách này chứa đựng những sử liệu gốc và đầu tay do chính tác giả tìm tòi, phối kiểm, phân tích và tổng hợp, với mục đích soi sáng đường lối thiết thực chống đô hộ Pháp và lòng hy sinh của vua quan nhà Nguyễn. Sách còn có chủ ý nêu những vấn đề lịch sử, và cung cấp sử liệu căn bản xác thực cho các luận án nghiên cứu Sử học, hay chuyên khảo về các nhân vật lịch sử cùng thời với nhân vật Nguyễn Văn Tường”, giáo sư Cao Huy Thuần nhận xét.

Giáo sư Nguyễn Quốc Trị - tác giả bộ sách cho hay, ông là hậu duệ đời thứ 3 của đại thần Nguyễn Văn Tường. Bởi thế bản thân phải có trách nhiệm, như một người chắt và một người Việt Nam để nghiên cứu lại lịch sử dưới luồng ánh sáng khác, chính xác hơn để xét lại vai trò lịch sử của một nhân vật hàng đầu đã bị các nhà viết sử thời thuộc địa vu vạ, dựng lên bia miệng độc hại khiến thế hệ sau hiểu nhầm.

“Vô tình, chúng ta đồng lõa kết án một đại thần mà các lực lượng xâm lăng xem như kẻ thù số một phải trừ khử. Họ giết Nguyễn Văn Tường hai lần: Một lần khi đày ông qua , một lần khi đầu độc ông trong ký ức dân tộc. Làm công việc minh oan cho ông không phải chỉ minh oan cho một người mà còn cho cả một triều đại”, giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho biết.

Qua lời chia sẻ đó, giới sử học đặt ra nghi vấn rằng, với chủ đích như vậy có khiến việc nghiên cứu mang màu sắc chủ quan, bởi không người cầm bút nào trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung dám quả quyết trăm phần trăm khách quan.

Nhưng theo giáo sư Cao Huy Thuần, người nghiên cứu đích thực luôn nhắm đến khách quan một cách tối đa, vì lý tưởng của người cầm bút là hướng đến sự thật. Sự thật được minh chứng, xác quyết qua chứng cứ và cứ liệu. Sức nặng tập sách “Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn” chính là ở những cứ liệu lịch sử mang tính thời đại.

“Hồi nhỏ, anh em tôi hay bị bạn bè kỳ thị là dòng giống gian trá, nịnh thần. Anh em tôi thường nói với nhau và nghi ngờ rằng, cụ Nguyễn Văn Tường có bị oan ức không? Thuộc phe chủ chiến liệu có làm ảnh hưởng đến lợi ích của kẻ khác? Vì sao cụ bị thực dân Pháp đày đi biệt xứ? - Giáo sư Nguyễn Quốc Trị.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/tap-sach-minh-oan-cho-dai-than-trieu-nguyen-8cLDOEIMg.html