Tập huấn sử dụng phân lân Ninh Bình

Cty CP Phân lân Ninh Bình (Niferco) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo hướng dẫn sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình trên đất phèn canh tác lúa cho nông dân vùng Từ giác Long Xuyên (Kiên Giang).

Tứ giác Long Xuyên là vùng rốn phèn của ĐBSCL, phần lớn đất đai mới được khai phá những năm gần đây nên việc thau chua, rửa phèn chưa triệt để. Vì vậy, việc canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều chi phí nhưng năng suất thấp. Nông dân thường sử dụng vôi nung để hạ phèn, mà ít sử dụng phân lân, nhất là phân lân nung chảy như Ninh Bình.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con nông dân trong vùng. Tại hội thảo, nông dân được cán bộ kỹ thuật Niferco và cán bộ khuyến nông giới thiệu về đặc tính của sản phẩm phân lân nung chảy Ninh Bình, quy trình sử dụng trong canh lúa. Nhất là dùng bón lót nhằm hạ phèn, khử chua, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển bộ rễ, tăng số lượng, chất lượng của hạt...

Tại hội thảo, nhiều nông dân đặt vấn đề làm sao hạ được giá thành canh tác lúa trên đất nhiễm phèn? “Đất phèn vốn đã khó canh tác lúa, hơn nữa việc thâm canh 2 - 3 vụ lúa/năm càng làm tốn nhiều vật tư, nhất là chi phí cho phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Có cách nào để giảm chi phí”, ông Nguyễn Văn Bổn, đại diện nông dân đặt câu hỏi.

Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho rằng, do việc tăng vụ, thời gian cách ly giữa các vụ rất ngắn nên công tác làm đất của nông dân rất cập rập. Đất không được cày trở mà chỉ trục, sới trên mặt nên tầng canh tác nông (cạn). Trong khi đó, cây lúa chủ yếu hút chất dinh dưỡng qua rễ nên khi bón phân hóa học cây lúa hấp thu được ít do rễ chỉ ăn được lớp mỏng bên trên. Phần còn lại bị thất thoát do bốc hơi, rửa trôi, nếu ruộng bị nhiễm phèn thì sẽ bị oxít sắt, oxít nhôm biến thành chất khó tiêu, cây không hấp thụ được.

Vì vậy, ngoài kỹ thuật canh tác (cày trở đất để tạo tầng đế cày) thì nông dân cần bón thêm phân lân, nhất là dùng bót lót để hạ phèn, khử phèn, tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ lúa phát triển, hất thu tốt dinh dưỡng. Cây lúa khỏe ngay từ đầu sẽ giúp kháng được sâu bệnh, giảm chi phí canh tác.

Ông Dương Như Đức, Phó Giám đốc Niferco chia sẻ với nông dân tại buổi hội thảo

Những ruộng lúa bị nhiễm phèn nông dân sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình đều cho hiệu quả cao

Đ.T.CHÁNH

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/tap-huan-su-dung-phan-lan-ninh-binh-post207195.html