Tập đoàn công nghệ thông minh hàng đầu thế giới đầu tư vào 4.0 tại Việt Nam

Việt Nam dù có nền công nghiệp phát triển chậm hơn các nước trong khu vực Châu Á, tuy nhiên lại có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là CMCN 4.0).

Đó là nhận định của ông Chaney Ho - Chủ tịch Tập đoàn Advantech - một tập đoàn hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 với các nền tảng công nghệ thông minh, xếp vào hàng bậc nhất trên thế giới hiện nay.

Ông Chaney Ho cho biết, hưởng ứng kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh phát triển CMCN 4.0 tại Việt Nam, Tập đoàn Advantech đã coi Việt Nam là một thị trường rất giàu tiềm năng, thế mạnh để triển khai các hoạt động của mình với các ứng dụng IoT, công nghệ thông minh và 4.0.

Đô thị thông minh đang là xu hướng phát triển của các thành phố lớn hiện nay. Ảnh Hanoitimes

Ông Chaney Ho - Chủ tịch Tập đoàn Advantech cho biết, Advantech là doanh nghiệp trong top 50 doanh nghiệp IoT hàng đầu thế giới. Được thành lập năm 1983 tại Đài Loan (Trung Quốc), đến nay Advantech đã có trụ sở tại 27 quốc gia trên toàn cầu.

Ông Richard R. C. Shih - Trưởng văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là một địa điểm hàng đầu, ưu tiên hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) trong việc chuyển dịch đầu tư vào phía Nam. Đài Loan được đánh giá là có nền công nghệ rất nổi tiếng. Năm 2017, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ của Đài Loan chiếm tới 13% thị trường toàn cầu, đứng thứ 3 trên thị trường toàn cầu về xuất khẩu công nghệ. Advantech là tập đoàn công nghệ cao đứng thứ 2 ở Đài Loan hiện nay.

Ông Đỗ Đức Hậu - Tổng Giám đốc Advantech Việt Nam

"Advantech là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu phát triển các sản phẩm và giải pháp trên nền tảng IoT cho các ứng dụng trong nhà máy thông minh (smart factory), giao thông thông minh (intelligent transportation system - ITS), quản lý lưới điện thông minh (smart grid), nông nghiệp thông minh (smart agriculture), thành phố thông minh (smart city)... Advantech đang góp phần hiện thực hóa Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (I 4.0)", ông Đỗ Đức Hậu cho biết,
Được biết, tại Việt Nam, các sản phẩm, giải pháp của Advantech đã và đang được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực cho các đối tác, khách hàng trong nhiều lĩnh vực như: Điện lực, Giao thông, Xăng dầu, Sản xuất công nghiệp,…

"Thủ tướng chính phủ Việt Nam cũng đã có chính sách về phát triển công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Với CMCN 4.0 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam. Ở thời điểm quan trọng này của Việt Nam, Advantech là doanh nghiệp xuất khẩu công nghệ cao thông minh thứ 3 thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Đây là hành động đáp lại kêu gọi của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển CMCN 4.0", ông Richard R. C. Shih nhận định.

Còn theo ông Đỗ Đức Hậu - Tổng Giám đốc Advantech Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một điểm đến rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với các chính sách cởi mở, khuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ mới phục vụ sản xuất. Những cơ hội tại Việt Nam như vậy, sự ra đời của các doanh nghiệp công nghệ, liên kết cùng các đối tác đang là xu hướng hướng đến phát triển hệ thống ứng dụng cho thị trường công nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia, CMCN 4.0 ở Việt Nam đã được khởi động và đang trong quá trình triển khai mạnh mẽ. Theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: "Cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội thực hiện khát vọng của dân tộc và chúng ta không thể bỏ lỡ mà cần chủ động nắm bắt, hành động quyết liệt, kịp thời để vượt qua mọi thách thức, phát huy mọi lợi thế, tận dụng mọi cơ hội phát triển"

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, sự hội tụ của các công nghệ tiên tiến tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp thông minh, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong sản xuất và kinh doanh, có tác động sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu và từng quốc gia. Hình thành các phương thức phát triển mới để tạo cơ hội cho các quốc gia đi sau rút ngắn khoảng cách phát triển với các đất nước tiên tiến. Các quốc gia trên thế giới đều phải kết nối với nhau để tận dụng được xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Qua tìm hiểu được biết, chương trình “Công nghiệp 4.0” được Chính phủ Đức thông qua từ năm 2012, đã và đang được đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ phát triển công nghiệp thông minh để duy trì khả năng cạnh tranh công nghiệp của Đức, các nước châu Âu hay hầu hết các nước Tây Âu cũng như các nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đã đưa ra những chiến lược để thúc đẩy công nghiệp thông minh dựa trên số hóa và kết nối.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp thông minh, thúc đẩy Công nghiệp 4.0, nhưng trong từng lĩnh vực liên quan.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ ra các định hướng giúp Việt Nam tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có giải pháp về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh; thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới...

Hồng Anh

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/cong-nghiep-40-viet-nam-la-manh-dat-mau-mo-cua-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-d141842.html