Tạo việc làm cho phụ nữ: Giải pháp cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới

Nâng cao vị thế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn luôn là vấn đề được quan tâm, song việc thực hiện thì không dễ dàng. Nâng cao vị thế cho phụ nữ, không có cách nào khác là giúp họ tự lập về kinh tế sẽ không chỉ giúp người phụ nữ chủ động hơn trong cuộc sống mà còn giúp họ tự tin, bản lĩnh và vững vàng hơn khi phải xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo mối quan hệ hài hòa trong cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội.

Nghề đan lát ở xã Khánh Hồng (Yên Khánh) thu hút nhiều lao động nữ tham gia. Ảnh: Trường Giang

Trước đây, kinhtế của gia đình chị Nguyễn Thị Ngoan, ở xã Gia Thủy (huyện Nho Quan) phụ thuộchoàn toàn vào mấy sào ruộng, bởi thế mà cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng. Thỉnhthoảng, chồng chị đi làm thuê, tuy không ổn định nhưng cũng thêm được đồng ra,đồng vào. “Còn trẻ, nhưng lại không có việc làm ổn định để đảm bảo nguồn thunhập cho gia đình, tôi cũng thấy mặc cảm với chồng. Tôi không đủ tự tin để giảiquyết những mâu thuẫn nhỏ giữa hai vợ chồng khi bản thân tôi còn đang sống phụthuộc. Tôi không muốn kéo dài mãi cuộc sống phụ thuộc như thế, vì vậy đã quyếtđịnh đi học nghề may công nghiệp và đã tìm được một công việc ổn định ngay tạimột xưởng may trong xã. Có thêm thu nhập, tôi có thể san sẻ gánh nặng kinh tếvới chồng, đồng thời chia sẻ với chồng tôi những khó khăn, vất vả sau mỗi ngàylàm việc. Tình cảm giữa hai vợ chồng vì thế càng thêm yêu thương, bền chặt”-chị Ngoan chia sẻ.

Đồng chí Đinh VănĐức, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Thủy cho biết, hiện nay toàn xã có 6.178 nhânkhẩu, trong đó có 3.223 người trong độ tuổi lao động, quá nửa số đó là lao độngnữ. Cuộc sống của bà con phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và vấn đề tạo việclàm cho lao động lúc nông nhàn thực sự là bài toán khó. Những năm gần đây, vơíviệc thành lập các công ty nhỏ, các tổ hợp may tại địa phương là giải pháp hưũhiệu, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Hiện nay, toàn xã có 3công ty và 2 tổ hợp may đang hoạt động, tạo việc làm cho gần 1 nghìn lao độngđịa phương, trong đó chủ yếu là lao động nữ. Có việc làm, không chỉ mang lại nguồnthu nhập ổn định cho nhiều lao động nữ mà quan trọng hơn góp phần trong việcnâng cao vị thế của người phụ nữ ở trong chính gia đình của mình. Mặt khác, khiđược đi làm, được giao lưu với bạn bè, chị em được chia sẻ, trao đổi với nhaunhững kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con ngoan, cách để gìn giữ hạnh phúc giađình… Đó là những thay đổi rất tích cực, thiết thực, góp phần lan tỏa và đưaphong trào xây dựng gia đình văn hóa của địa phương đi vào thực chất.

Với vai trò là cơquan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, những năm qua, Sở Lao động, Thươngbinh và Xã hội đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việclàm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn. Theo báo cáo củaBan vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, hiện lao động nữ của tỉnh ta chiếm trên 50%. Sovới khu vực thành thị, phụ nữ nông thôn chưa có việc làm ổn định chiếm số lượnglớn. Đời sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông, vì vậy vào thời điểmnông nhàn, nhiều chị em lâm vào cảnh thất nghiệp, do đó lao động nữ nông thônluôn khao khát được học nghề và có việc làm để có nguồn thu nhập ổn định. Năm2019, Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cấp Hội nôngdân tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 800 nghìn lượt hội viên nôngdân, trong đó có 80% là hội viên nông dân nữ… tạo cơ hội cho phụ nữ vươn lênphát triển kinh tế. Các cấp Hội Phụ nữ cũng đã lập danh sách hộ nghèo do phụ nữđứng chủ, xác định nguyên nhân, phân công cán bộ Hội giúp trên 200 hộ thoátnghèo.

Đến nay, nguồn vốn do các cấp Hội quản lý là gần 3 nghìn tỷ đồng, chogần 86 nghìn lượt người vay, trong đó có 14.251 lượt phụ nữ nghèo, góp phầngiải quyết việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ tại địa phương. Hội Phụ nữ tỉnhcũng tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn tiếp tục được chú trọng.

Trong năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề chotrên 17 nghìn người, trong đó có 12 nghìn người là nữ, chiếm trên 70%; tỷ lệ nữnông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật là 685 người…Có nghề trong tay, phụ nữ có thêm cơ hội để tìm việc làm phù hợp. Riêng năm2019, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tư vấncho trên 9 nghìn lượt lao động nữ, giới thiệu việc làm cho hơn 200 lao độngnữ. Cũng trong năm 2019, đã phối hợp vơíNgân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chovay thêm 118,03 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ lên trên 2 nghìn tỷ đồng cho trên 89nghìn lượt người vay, trong đó có trên 28 nghìn phụ nữ nghèo. Với sự hỗ trợtích cực của các lực lượng xã hội, phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều cơ hội để vươnlên phát triển kinh tế, trong đó nhiều phụ nữ còn vươn lên làm chủ các doanhnghiệp. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.800 doanh nghiệpđang hoạt động, trong đó có trên 400 doanh nghiệp do phụ nữ đứng chủ, chiếm14,6%.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tao-viec-lam-cho-phu-nu-giai-phap-co-ban-thuc-day-binh-dang-gioi-20191212081352960p3c23.htm