Tạo ra thị trường cạnh tranh về lao động

Sáng 13/7, thực hiện chương trình Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Toàn cảnh phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hànhnội dung làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 và được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ với 94 lượt ý kiến và thảo luận tại hội trường với 17 lượt ý kiến. Về cơ bản, các ĐBQH nhất trí về sự cần thiết, quan điểm xây dựng và nội dung chủ yếu của dự thảo luật.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Q. Khánh

Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH,Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã phối hợp các cơ quan liên quannghiên cứu phối hợp giải trình, bổ sung báo cáo về một số nội dung của dự án luậtnhư phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cấp giấy phép hoạt động dịch vụđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Như vậy, ngoài 14 nội dung tại 17 điều,khoản trong báo cáo, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã rà soát tiếpthu, chỉnh lý, còn có 23 điều và phụ lục, cùng các góp ý về kỹ thuật lậppháp sẽ được rà soát tiếp thu, chỉnh lý, bảo đảm tính thống nhất. Qua chỉnh lýbước đầu, dự thảo luật còn 78 điều, giảm 1 điều so với dự thảo trình Quốc hội tạiKỳ họp thứ 9, bỏ 2 điều và bổ sung 1 điều mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Ảnh: Q.Khánh

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Uỷban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành, đánh giá cao việc cơ quan soạn thảo đãtiếp thu nhiều ý kiến của ĐBQH trong Kỳ họp thứ 9 để hoàn thiện dự án luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn VănGiàu cho rằng, cần hướng rộng thêm chính sách của Nhà nước về người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đó là không chỉ đưa lao động giảnđơn mà cần đề cập đến vấn đề đưa lao động chất lượng cao, chuyên gia làm việc tạicác nước trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thìcho rằng, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật là những người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, còn các chuyên gia đi làm việc ởcác nước có thể theo nhiều hình thức khác nhau, không phải quy định theo luậtnày.

Cho rằng, luật ra đời sẽ tạo ra một thịtrường cạnh tranh về lao động, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội NguyễnHạnh Phúc lưu ý, khi luật có hiệu lực sẽ có những vấn đề cần quan tâm như đào tạo,quản lý lao động để bảo đảm một trường cạnh tranh lành mạnh.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu góp ý dự thảo luật. Ảnh: Q.Khánh

Luật có đề cập đến vấn đề về các trungtâm dịch vụ việc làm, vậy trung tâm này là đơn vị quản lý nhà nước hay đơn vị sựnghiệp? Hiện nay vẫn còn tồn tại những trung tâm này nhưng chỉ đào tạo được nhữngngành nghề phổ biến như may mặc, còn một số ngành kỹ thuật, chế tạo, cơ khí thìvẫn chưa đào tạo được nhiều. Do đó, nên quan tâm theo hướng để doanh nghiệp đâúthầu về đào tạo, quản lý lao động, giúp nhà nước làm tốt hơn.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tao-ra-thi-truong-canh-tranh-ve-lao-dong-20200713114038689.html