Tạo ra mực trong suốt nhờ kỹ thuật chỉnh sửa gene

Các nhà khoa học đã loại bỏ một gene sắc tố đặc biệt ở loài mực có tên Doryteuthis pealeii khiến con non trở nên gần như trong suốt khi mới nở.

Hình ảnh mực Doryteuthis pealeii (bên dưới) sau khi đã được can thiệp với kỹ thuật chỉnh sửa gene.

Hình ảnh mực Doryteuthis pealeii (bên dưới) sau khi đã được can thiệp với kỹ thuật chỉnh sửa gene.

Thành tựu này được công bố trên tạp chí Current Biology.

Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm sinh học biển (MBL), một cơ quan của Đại học Chicago, do nhà khoa học cấp cao MBL Joshua Rosenthal và Nhà khoa học MBL Karen Crawford dẫn đầu. Họ đã chỉnh sửa bộ gene của mực Doryteuthis pealeii để loại bỏ một gene sắc tố trong mắt và trong các tế bào da.

"Đây là bước đầu tiên quan trọng đối với khả năng loại bỏ các gene trong các động vật chân đầu để giải quyết một loạt các câu hỏi sinh học trong tương lai”, Rosenthal cho biết.

Doryteuthis pealeii là một sinh vật nghiên cứu đặc biệt quan trọng trong sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu trong gần một thế kỷ. Trong khi đó, động vật chân đầu nói chung là một nguồn đáng chú ý cho các nhà khoa học nhờ khả năng độc đáo của chúng, từ ngụy trang đến khả năng mã hóa thông tin di truyền. Hiểu được những kỹ năng này cho phép các nhà khoa học mở ra ra nhiều cánh cửa cho một loạt các lĩnh vực, từ y học, robot, vật liệu mới lạ và trí tuệ nhân tạo.

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/khoa-hoc/tao-ra-muc-trong-suot-nho-ky-thuat-chinh-sua-gene-177868.html