Tăng trưởng tín dụng: Cẩn trọng với việc nới room tín dụng

Tín dụng ngân hàng, trên thực tế, vẫn đang là lực đẩy chủ đạo cho tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu mở rộng tín dụng hơn nữa sẽ rất rủi ro.

Hiện quy mô tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đã vượt 6,5 triệu tỉ đồng. Không ít nhà băng, sau nửa năm đã dùng hết chỉ tiêu và lại xin nới tiếp vào cuối năm. Một số nhà băng chất lượng tín dụng tốt, cho vay ổn định, đến cuối năm phải đối phó việc hết “room” tín dụng bằng cách điều chỉnh khoản vay sang đầu năm sau. Năm nay, định hướng tín dụng của NHNN là tăng trưởng 17% so với cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, chỉ tiêu tín dụng mà cơ quan quản lý phê duyệt cho các ngân hàng, theo nguồn tin đáng tin cậy từ NHNN mà phóng viên có được, tối đa là 15% cho đến giờ phút này. Mức tín dụng phổ biến được NHNN phê duyệt là 13-15%, trong đó các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh được 13-14%. Chỉ một số ngân hàng cổ phần có tổng tài sản thấp và dư nợ thấp được cấp hạn mức tín dụng 15%. Chưa biết từ nay đến cuối năm liệu NHNN có linh hoạt nới lỏng hạn mức tín dụng hay không. Bên cạnh đó, nhiệm vụ kiểm soát lạm phát 4% trong năm nay của NHNN không dễ dàng khi giá dầu thô, năng lượng diễn biến khó lường.

Nguồn ảnh minh họa internet

Ảnh hưởng đến lạm phát sẽ không chỉ là cung tiền từ phía NHNN, mà còn từ vay nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài là một nguồn vốn mà tác động của nó đến lạm phát cũng có độ trễ nhất định. Không thể nói là chúng ta lạc quan khi dư nợ nước ngoài của Việt Nam năm ngoái tăng đột biến tới 73% so với năm 2016. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), tính đến cuối tháng 5/2018, tín dụng tăng khoảng 5,8% so với cuối năm 2017, trong đó tín dụng VND ước tăng 5,6%, chiếm 91,9% tổng tín dụng. Trong 5 tháng đầu năm 2018, tín dụng trung dài hạn tăng khoảng 5,4%, tín dụng ngắn hạn tăng khoảng 6,5%.

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn chiếm 52,7% tổng tín dụng, không biến động so với cuối năm 2017. Trong 5 tháng đầu năm 2018, tín dụng trung dài hạn tăng khoảng 5,4%, tín dụng ngắn hạn tăng khoảng 6,5%. Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn chiếm 52,7% tổng tín dụng, không biến động so với cuối năm 2017. Trong bối cảnh tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng trưởng cao, tình hình kinh doanh khởi sắc, không ít nhà băng đã được NHNN chấp thuận mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch trong năm 2018. Nhìn vào những con số về mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, phát triển mạng lưới có thể thấy từ nay đến cuối năm, nhiều ngân hàng sẽ "bí" room tín dụng.

Có một chỉ tiêu đáng quan tâm trong phát triển tín dụng vừa qua, đó là vay tiêu dùng để đầu tư bất động sản. Cơ cấu tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM năm 2016-2017 cho thấy khoảng 77-78% vốn được dành cho sản xuất, kinh doanh. 5 tháng đầu năm 2018, vốn dành cho sản xuất - kinh doanh tụt xuống 75%; vốn chảy vào bất động sản và cho vay tiêu dùng chiếm 25%. Trong 25% đó, cho vay bất động sản là 10,8%, cho vay tiêu dùng 14,2%, tăng 3% so với đầu năm. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết chỉ tiêu tín dụng được NHNN giao trong năm nay hiện đã gần hết và đang trình xin nới chỉ tiêu tín dụng.

Thực tế, sẽ không quá bất ngờ khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các nhà băng đến thời điểm này đã gần cạn, bởi các nhà băng đã tích cực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đều qua các tháng ngay từ đầu năm mà không còn tập trung vào những tháng cuối năm. Dữ liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tín dụng tăng trưởng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô. Cơ cấu tín dụng đã hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Dư nợ tín dụng tăng ngay từ những tháng đầu năm; đến ngày 31/5, tín dụng tăng 6,16% so với cuối năm 2017.

Trong bối cảnh tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng trưởng cao, nhiều ngân hàng còn cho biết chỉ tiêu tín dụng được NHNN giao trong năm nay hiện đã gần hết và đang có nguyện vọng muốn được tăng "room” tín dụng. Theo lãnh đạo các nhà băng, việc được chấp thuận nới room tín dụng là không dễ dàng, bởi không phải ngân hàng nào xin điều chỉnh cũng được chấp thuận. Phía NHNN cũng cho rằng việc xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện tương tự như các năm trước đây và trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, quy mô tín dụng, khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ.

Các ngân hàng thương mại có hoạt động tốt liên tục trong tình cảnh vừa cho vay vừa lo hết “quota”. Không ít nhà băng, sau nửa năm đã dùng hết chỉ tiêu và lại xin nới tiếp vào cuối năm. Một số nhà băng chất lượng tín dụng tốt, cho vay ổn định, đến cuối năm phải đối phó việc hết “room” tín dụng bằng cách điều chỉnh khoản vay sang đầu năm sau. Việc nới “room” tín dụng cần được NHNN xem xét cẩn thận, bởi mở rộng tín dụng đi cùng nhiều rủi ro nếu tình trạng phân bổ tín dụng không rõ ràng, kiểm soát dòng vốn không tốt theo thời gian có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thời gian tới việc điều hành, kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp và người dân là tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng việc nới room cần phải được đặt bên cạnh việc giải quyết các vấn đề nợ xấu đang hiện hữu. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được chuyển thể vào tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn trong tương lai./.

Bảo Anh

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/kinh-te/tai-chinh-bao-hiem/tang-truong-tin-dung-can-trong-voi-viec-noi-room-tin-dung-39396