Tăng cường các biện pháp cấp bách phỏng cháy, chữa cháy rừng

Ngày 1-7, UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 07/CĐ-UBND gửi Giám đốc các Sở: NN và PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyệ̣n, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phỏng cháy, chữa cháy rừng

Ngày 1-7, UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 07/CĐ-UBND gửi Giám đốc các Sở: NN và PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyệ̣n, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ảnh minh họa.

Trong thời gian qua, do tình trạng nắng nóng kéo dài trên phạm vi cả nước nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình... Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo quyết liệt và cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, chủ rừng trong thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng nên toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự vào cuộc chỉ đạo tích cực, quyết liệt của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã; nhất là các chủ rừng trồng thông tập trung tại các huyện, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng ven biển.

Theo dự báo thời tiết và thông tin dự báo khí tượng thủy văn của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, thời gian tới vẫn còn nắng nóng gay gắt và khô hanh kéo dài với nhiều diễn biến bất thường, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm (cấp IV, cấp V), nếu cháy rừng xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đời sống, tài sản và tính mạng của nhân dân. Thực hiện Công điện số 776/CĐ-TTg ngày 29-6-2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả, quyết liệt các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Trưởng Bộ NN và PTNT và của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 07/CT-UBND ngàỵ 6-5-2019, Công văn sô 14677/UBND-NN ngày 22-11-2018, Công văn số 2311/UBND-NN ngày 01/03/2019 và các văn bản khác liên quan; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần, kinh phí để sẵn sàng thực hiện phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt thời gian nắng nóng. Tổ chức lực lượng, tiếp tục duy trì việc tuần tra, canh gác và bố trí các điểm chốt chặn ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng để ngăn chặn người không phận sự vào rừng, đồng thời phát hiện sớm các điểm cháy để huy động lực lượng khống chế, xử lý và dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn.

Đối với các khu vực rừng trọng điểm, có nguy cơ cháy cao và có người dân sinh sống trong, ven rừng phải xây dựng phương án để sẵn sàng thực hiện sơ tán dân khi cháy rừng xảy ra; chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiếm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Chỉ đạo Đài Phát thanh Truyền hình huyện, hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn tăng thời lượng phát sóng, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong những ngày nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng, gần rừng của người dân, nhất là việc xử lý thực bì làm nương rẫy, trồng rừng, hóa vàng mã, đốt rác, dọn vườn...và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, lực lượng quân sự, biên phòng và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra, rà soát lại lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần để sẵn sàng huy động, hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác chữa cháy rừng khi có yêu cầu; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Rà soát, đôn đốc và tổng hợp kết quả chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, đơn vị của các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016-2020 cấp tỉnh, cấp huyện; đồng thời, tiếp tục xây dựng kế hoạch (nếu cần thiết) để các thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra, làm việc với cơ sở để tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tiếp tuc duy trì chế độ thường trực, bám sát địa bản tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chính quyền địa phương, chủ rừng thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và sẵn sàng huy động lực lượng ngay khi có cháy rừng xảy ra.

Sở Công Thương chỉ đạo, đôn đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa và các đơn vị truyền tải điện phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống truyền tải điện trên địa bàn quản lý, nhất là đối với hệ thống truyền tải điện qua các khu rừng trọng điểm cháy, kiên quyết không để xảy ra sự cố về hệ thống truyền tải, cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở NN và PTNT rà soát, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các dự án tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; đồng thời đấu mối chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cấp bách kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng từ nguồn Ngân sách Trung ương năm 2019; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiệ̉n.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng và nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 6-5-2019 và các văn bản chỉ đạo khác của Chủ tịch UBND tỉnh để chủ động tổ chức thực hiện hoặc phối hợp tổ chức thực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời đưa tin cảnh báo, dự báo cháy rừng ưòng các thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao.

HG

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/tang-cuong-cac-bien-phap-cap-bach-phong-chay-chua-chay-rung/103670.htm