Tản mạn về Đồng Tiệp Khắc

Đã nhiều năm nay, người dân thành phố Tam Điệp quen với hình ảnh một người đàn ông ăn vận theo lối ký giả, đeo túi đồ nghề lỉnh kỉnh, đi chiếc xe máy cà tàng, rong ruổi trên các con đường, ngõ phố, miền quê... Thi thoảng, gặp cảnh đẹp, người đàn ông ấy lại dừng xe, bấm một vài kiểu ảnh, rồi lại như chẳng để ý đến ai, tiếp tục công việc của mình. Nhiều người qua đường nhìn anh bằng con mắt lạ lẫm. Đó là Đồng Tiệp Khắc - một người chơi ảnh, mê ảnh có tiếng.

Tác phẩm “Hội làng” của Đồng Tiệp Khắc.

Đồng Tiệp Khắcquê làng Lão Cầu (dân gian thường gọi là làng Láo), xã Văn Phú (huyện NhoQuan). Thuở nhỏ học trường làng, năm 1979 đi lính, trải qua rất nhiều nghề.Từng là lính Phòng không- Không quân, rồi làm Quân y, làm tuyên truyền viêntrong quân đội, về sau xuất ngũ làm nhân viên kho dự trữ B01 (Rịa, Nho Quan),thuộc Cục Dự trữ Quốc gia, rồi chuyển sang xí nghiệp xây lắp I (Trâu Quỳ, HàNội)...

Do bản tính nghệ sỹ nên không công việc nào giữ chân Đồng Tiệp Khắcđược lâu. Đang làm nhân viên Xí nghiệp xây lắp I, Khắc bỏ ngang, theo người anhruột từ Đức về, học tráng phim, chụp ảnh. Cũng trong thời gian này, Đồng TiệpKhắc cũng từng 2 lần thi đại học nhưng đều... thiếu điểm. Lý do trượt đại họccũng thật buồn cười, khi thì anh chẳng viết những gì đã được ôn luyện mà toànviết những gì mình yêu thích. Nhưng Đồng Tiệp Khắc cũng chẳng buồn, vì niềm saymê của anh trót gửi vào những cung đường và bước chân người nghệ sỹ luôn khaokhát những miền đất mới!

Đầu những năm 90thế kỷ trước, Đồng Tiệp Khắc về Tam Điệp mở hiệu ảnh, rồi cưới vợ. Họ Đồng tuytính lãng tử nhưng lại rất chung tình. Khắc từng cãi lời gia đình, thẳng thừngtừ chối mấy đám được gia đình “dấm trước”, quyết cưới người mình đã yêu. Sốngtại quê vợ Yên Thắng, đến năm 1993, vợ chồng đưa nhau lên Tam Điệp mua đất dựngnhà.

Đất Tam Điệp khi ấy chỉ có sắn và dứa. Thời buổi khó khăn, Đồng Tiệp Khắclại “giở nghề”, nào mở tiệm chụp ảnh, quay camera kiêm cắt dán, kẻ vẽ đám cưới,làm cộng tác với các báo, tạp chí kiếm sống... Xã hội những năm sau mở cửa,kinh tế còn nghèo nhưng lại trọng đời sống tinh thần, thành ra Đồng Tiệp Khắcvới nghề “phó nháy”, cùng chút nhuận bút còm cõi từ các báo vẫn thể đắp đổi quangày. Nay thì các con anh đã lớn, có thể đỡ đần cha mẹ. Anh vẫn làm thơ, viếtnhạc, lúc ngẫu hứng còn vẽ tranh, nhưng cái anh gắn bó nhất, tốn thời gian nhấtlà nhiếp ảnh. Và có vẻ như nhiếp ảnh là cái mà nhiều người nhớ về anh nhất.

Vì bản tính thích di chuyển, nên muốn gặp đượcĐồng Tiệp Khắc rất khó, có khi hẹn hò “năm lần, bảy lượt” còn chưa được. Gặprồi trách anh thì Đồng Tiệp Khắc cười, nửa đùa nửa thật nói: “lúc sinh ông thâỳtử vi chấm lá số tớ mệnh thủy. Nước thì phải chảy trôi, thế nên tớ thích langthang, xê dịch nay đây mai đó. Số trời bắt thế, biết làm thế nào được”.... Nóirồi anh cười vang, cái cười của người coi kiếp nhân sinh chỉ như một cuộc rongchơi.

Quả thật, Đồng Tiệp Khắc đã rong chơi suốt tuổi thanh xuân và nay tuổi đãchạm lục tuần, anh vẫn chưa dừng lại. Năm 2005, Đồng Tiệp Khắc trở thành hôịviên Hội VHNT Ninh Bình, đều đặn tham gia các trại sáng tác do Trung ương vàđịa phương tổ chức. Được đi, được tiếp xúc với nhiều văn nghệ sỹ, từ đó nhãnquan chính trị, ý thức công dân của Đồng Tiệp Khắc ngày một thêm sắc bén. Cáctác phẩm của nghệ sỹ Đồng Tiệp Khắc ngày càng “đằm hơn”, có thêm chiều sâu của sựtrải nghiệm, giàu năng lượng sáng tạo.

Đồng Tiệp Khắc làngười có khí chất kỳ lạ. Sự “khác người” ấy anh đã mang cả vào những bức ảnh.Và không biết có phải số phận run rủi hay trời chẳng phụ người “hàn sỹ” màtrong mười mấy năm cầm máy, Đồng Tiệp Khắc đã mang về nhiều giải thưởng: “Chiếncông thầm lặng” - Giải nhì Triển lãm ảnh Đề tài học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của Cục Mỹthuật-Nhiếp ảnh và Triển lãm; giải B giải thưởng VHNT Trương Hán Siêu lần thưÍV, Giải ba cuộc thi ảnh “Nét đẹp vượt thời gian” của Tạp chí truyền hình ViệtNam cũng với tác phẩm trên.

Tác phẩm “Cây hoa giấy” - Giải Nhì cuộc thi ảnh SVCcác tỉnh đồng bằng sông Hồng- kỷ niệm 750 Thiên Trường Nam Định và nhiều Bằngchứng nhận các tác phẩm được chọn treo tại các cuộc thi, triển lãm, liên hoannhư: Triển lãm ảnh nghệ thuật Các di sản thế giới của Việt Nam, Triển lãm ảnhbáo chí Việt Nam hội nhập và phát triển, Liên hoàn ảnh nghệ thuật thành phố HồChí Minh lần thứ 35, Liên hoan ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Hồng lần thứ X...

Có vẻ như nghệthuật nhiếp ảnh đã giữ chân được người lãng khách Đồng Tiệp Khắc. Bởi trongnhững cuộc gặp hiếm hoi mà người viết trò chuyện cùng anh, chủ đề chính bao giờcũng là chuyện về những chuyến đi, những dự định sáng tác đầy nghệ thuật, saymê. Mới đây nhất, gặp Đồng Tiệp Khắc được anh khoe: “Tớ đã kiếm được việc làmổn định tại khu nghỉ dưỡng của một người bạn. Với việc võ vẽ chút kiến thức vềy học cổ truyền học được lúc còn đang tại ngũ, tớ phụ trách món vật lý trị liêụcho khách”.

Với gia cảnh của Đồng Tiệp Khắc, đây cũng là một nguồn thu nhậpđáng kể. Nhưng thành thật mà nói, trong thâm tâm tôi khi nghe tin ấy vừa mừng,vừa buồn! Mừng vì sau bao năm mải miết rong chơi, Đồng Tiệp Khắc đã thay đổi suynghĩ, nhưng lại có cái để buồn, bởi, nếu cứ ở yên một chỗ, liệu niềm yêu thíchsáng tạo của anh biết có vơi đi? Nhưng lựa chọn như thế nào là quyền của ĐồngTiệp Khắc, chỉ có điều, với những gì Đồng Tiệp Khắc đã sống, đã làm được trongsuốt thời gian qua cũng đủ để anh nhận được sự yêu mến, trân trọng của nhữngngười yêu nhiếp ảnh.

Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tan-man-ve-iong-tiep-khac-20200424081756618p3c24.htm