Tận dụng rác thải tre, luồng để sản xuất than hoạt tính

Các phế thải từ chế biến tre, luồng đã được anh Lê Đức Bình (sinh năm 1988, dân tộc Mường, thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) tận dụng để sản xuất than hoạt tính xuất khẩu, nâng cao thu nhập và hạn chế rác thải ra môi trường.Anh Lê Đức Bình - Xã Tân phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa: Luồng rất là nhiều, nhưng các xưởng sản xuất đũa phế phẩm thải ra rất nhiều, xuất phát từ đấy tôi nãy ra ý tưởng thực hiện mô hình sản xuất than tre hoạt tínhtạo ra sản phẩm chất lượng tốt phục vụ đời sống con người, tạo việc làm cho đoàn viên, thanh niên. Sắp tới thi tôi sẽ mở xưởng quy mô hơn, mở ra được 10 lò để đốt, xử lý hết các chất thải từ nguồn tre luồng. Và xuất được nhiều hơ, đủ đơn hàng của đối tác, khách hàng.Anh Lê Hồng Thức - Bí thư đoàn xã Tân phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa: Ý tưởng khởi nghiệp của đồngchí Lê Đức Bình được cái mô hình than tre hoạt tính được tỉnh đoàn, huyện đoàn đánh giá cao, đồng chí đã tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đã đạt giải nhất cuộc thi.Anh Lê Minh Châu - Bí thư huyện đoàn Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa: Ban thường vụ huyện đoàn và một số cán bộ đoàn đã thực tốt phong trào, chương trình, trong đó có phong trảo tuổi trẻ sáng tạo và chương trình đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu tại quê hương. Đây là chương trình hành động được triển khai đồng loạt đến từng đoàn viên thanh niên và đã có nhiều mô hình điển hình, tiên tiến như đồng chí Lê Đức Bình là nhân tố điển hình trong phong trào lập thân lập nghiệp tại quê hương.

Trong lần vào thăm 1 xưởng sản xuất lâm sản, anh Lê Đức Bình nhận thấy cây luồng đã tạo ra đũa, đồ gia dụng, bàn ghế, tuy nhiên mắt luồng, phụ phẩm, rác thải luồng không sử dụng, gây lãng lãng phí, ảnh hưởng môi trường. Do đó, anh đã quyết tâm tạo ra một sản phẩm mang thương hiệu từ cây luồng. Năm 2016, anh Bình đã vay vốn người thân để xây dựng dựng nhà xưởng và 2 lò hoạt hóa để sản xuất than. Năm 2018, Bình đã thành lập Công ty TNHH Vietnam Charcoal chuyên sản xuất, kinh doanh than hoạt tính. Hiện mỗi năm, cơ sở của anh sử dụng 240 tấn chất thải rắn là mắt đốt, phế phẩm của tre luồng để tạo ra 72 tấn than hoạt tính. Do có chất lượng tốt nên sản phẩm than của anh đang được bán ở Sài Gòn, Hà Nội và xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Thu nhập bình quân khoảng 400 triệu/năm.

Mô hình sản xuất than tre hoạt tính của anh Bình đã giành giải nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên” năm 2018 do tỉnh đoàn Thanh Hóa phát động. Mô hình này đã được ban giám khảo cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp khen ngợi và đánh giá rất cao bởi tính thực tiễn, không ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay, việc hạn chế ô nhiễm môi trường đang là việc làm cần thiết của nhiều địa phương và cả trên thế giới. Vì vậy, sử dụng sản phẩm than hoạt tính là giải pháp tốt nhất để xử lý rác thải, bảo về môi trường và tạo thêm việc làm cho người dân trồng luồng tại vùng cao. Để tiếp tục mở rộng sản xuất, thời gian tới, anh Bình sẽ xây thêm 1 xưởng và 10 lò sản xuất than hoạt tính, qua đó tạo thêm việc làm cho thanh niên vùng cao.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/tan-dung-rac-thai-tre-luong-de-san-xuat-than-hoat-tinh