Tam Quốc Diễn Nghĩa: Đệ nhất mãnh tướng là ai mà Lữ Bố hay Triệu Vân cũng khó đánh bại?

Tam Quốc là thời kỳ sản sinh ra nhiều đấng anh tài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Những danh tướng tướng đương thời ai cũng là anh hùng hảo hán, có sức mạnh địch trăm người.

Lữ Bố, một trong những danh tướng thời kì Tam Quốc

Lữ Bố, một trong những danh tướng thời kì Tam Quốc

Tam Quốc là một trong những thời kỳ hấp dẫn và sản sinh ra nhiều đấng anh tài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mỗi danh tướng đều có nét độc đáo riêng, rất khó đánh giá chính xác ai mạnh hơn ai, nếu họ không giao đấu trực tiếp.

Bên cạnh những đệ nhất mãnh tướng đương thời như Lữ Bố hay Triệu Vân, Văn Ương cũng là một là một danh tướng có sức mạnh chiến đấu không thua kém hai nhân vật này.

Văn Ương tự Thứ Khiên, một danh tướng thời cuối Ngụy đầu Tây Tấn, con trải của Tào Ngụy Thứ sử Dương Châu Văn Khâm. Ông được biết đến là người dũng mãnh thiện chiến, là một tướng lĩnh trung thành, tận lực vì hoàng thất Tào Ngụy, rất được Tảo Sảng yêu mến.

Tranh vẽ mô tả Văn Ương một mình tả xung hữu đột trước đội quân tinh nhuệ của Tư Mã Siêu.

Thời Tam Quốc, danh tướng như tinh tú trên trời, ai cũng là anh hùng hảo hán sức địch trăm người. Vậy tại sao Văn Ương lại được đánh giá là đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc?

Điều này bắt đầu từ một chiến dịch sau khi nhà Tây Tấn lập vị không lâu. Tư Mã Sư phái Tư Mã Ban thống lĩnh 8.000 tinh binh tấn công cha con nhà họ Văn. Văn Khâm thấy đại quân thì hoảng sợ, nhưng người con Văn Ương khi đó mới 18 tuổi lại không hề tỏ ra nao núng.

Tương truyền, Văn Ương khi đó chỉ cưỡi một chiến mã tầm thường, ốm yếu, chỉ cùng với 10 kỵ binh xông vào giữa doanh trại của Tư Mã Ban quấy phá một hồi.

Sau đó, khi viện binh của Tư Mã Sư đuổi đến, Văn Ương đơn thương độc mã đón đánh, sát thương hơn trăm người, vừa đánh vừa lui, quân Tư Mã không ai dám đến gần.

Qua những mô tả đó, có thể thấy khả năng chiến đấu của Văn Ương chẳng thua kém bất kỳ danh tướng nào trong thời kỳ Tam Quốc.

Video: Chỉ một mũi tên, Lữ Bố ép Lưu Bị và Viên Thuật phải giảng hòa. Nguồn: Youtube

Lữ Bố được mệnh danh là đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc, cũng từng một mình đẩy lui đại quân của Lý Giác. Tuy nhiên, Lữ Bố khi đó trong tay có Phương Thiên Họa Kích, lại cưỡi trên lưng đệ nhất chiến mã Xích Thố, điều kiện chiến thắng thuận lợi hơn Văn Ương rất nhiều.

Triệu Vân được đánh giá là tướng quân hoàn mỹ nhất đương thời, khả năng chiến đấu được Tào Tháo và Lưu Bị đánh giá không thua kém Lữ Bố. Triệu Vân từng một thân một ngựa xông vào giữa đại quân của Tào Tháo, thất tiến thất xuất cứu Ấu chúa. Tuy nhiên, khi đó chiến tường này có thể sống sót trở về là bởi Tào Tháo tiếc tài, ra lệnh cho quân chỉ được bắt sống.

Triệu Vân giữa vòng vây của đại quân Tào Tháo.

Vào những năm cuối đời của Triệu Vân, khi ông chuẩn bị triển khai một cuộc tấn công vào nhánh quân Ngụy, thì hay tin tướng cầm quân bên kia là Văn Ương, nên đành phải hủy bỏ chiến dịch tấn công.

Mặc dù không phải Triệu Vân sợ không dám đánh, mà bởi ông hiểu Văn Ương là một người khó đối phó, nếu đánh sẽ mất rất nhiều thời gian, khiến ông có thể bị lỡ nhịp so với các nhánh quân khác của nhà Thục. Điều đó chứng tỏ khả năng của Văn Ương hoàn toàn không thua kém Triệu Vân lúc bấy giờ.

Sau này, khi phục vụ cho nhà Đông Ngô, cha con họ Văn bị Gia Cát Đản nghị kỵ. Văn Khiêm bị hại chết, Văn Ương sau khi trốn thoát đành đầu hàng nhà Tây Tấn.

Tư Mã Chiêu thấy Văn Ương đến hàng, vì mến tài Ương nên bỏ qua thù cũ, phong làm tướng quân, ban tước hầu. Dưới thời nhà Tây Tấn, Văn Ương được thăng làm Bình Lỗ hộ quân, Đô đốc quân đội 3 châu Lương, Tần, Ung đánh phá thủ lĩnh Tiên Ti là Thốc Phát Thụ Cơ Năng, thu hàng 20 vạn người Hồ.

Chỉ tiếc, đến thời Tấn Vũ Đế, đột nhiên hoàng đế nhớ ra chuyện Tư Mã Sư năm xưa, tức giận, viện lý do khác mà bãi chức Văn Ương.

Đến thời Tấn Huệ Đế, cháu ngoại của Gia Cát Đản là Đông An vương Tư Mã Diêu vu cáo Văn Ương mưu phản. Văn Ương bị tru di tam tộc.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/giai-tri/tam-quoc-dien-nghia-de-nhat-manh-tuong-la-ai-ma-lu-bo-hay-trieu-van-cung-kho-danh-bai-a343238.html