Tam Quốc: 3 người nhìn thấu bản chất Lưu Bị, người chết bệnh, người lại bị ám hại

Lưu Bị nổi tiếng là anh hùng dùng nhân nghĩa để thu phục thiên hạ nhưng cũng không ít người lại thấy rằng bản chất sâu trong con người ông không hề như vậy.

Bản chất của nhân vật Lưu Bị trong Tam quốc Diễn nghĩa khiến nhiều người tranh luận.

Bản chất của nhân vật Lưu Bị trong Tam quốc Diễn nghĩa khiến nhiều người tranh luận.

Lưu Bị là một trong những anh hùng địch thực được công nhận trong Tam Quốc Diễn nghĩa. Dù đánh hàng trăm trận trong nửa đầu của cuộc đời nhưng Lưu Bị vẫn không có được một nơi dừng chân cố định để có thể mưu đồ đại nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ nơi nào Lưu Bị đi qua, nhân vật này đều nhận được sự kính trọng của các chư hầu địa phương.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao một "kẻ đánh thuê" không địa vị như Lưu Bị khi đó lại nhận được sự trọng vọng như vây? Câu trả lời hợp lý nhất có lẽ điểm mạnh nhất của Lưu Bị chính là biết che giấu tham vọng và không để người khác có thể nhìn thấu mình!

Ví dụ khi Tào Tháo vây Từ Châu đánh Đào Khiêm, ngay cả đồng minh nắm giữ quân đội hùng mạnh như Viên Thiệu hay Viên Thuật đều làm ngơ không quản, nhưng Lưu Bị trong tay chỉ vài nghìn quân lại dám tới tương trợ với lý do "bảo vệ đại Hán".

Lưu Bị hiểu rõ việc dấn thân vào trận chiến này vào nguy hiểm, nhưng cái giá thu được lại là "trứ danh thiên hạ" và còn cả thành Từ Châu mà không mất một binh một tốt.

Đây cũng chính là phương châm "dùng nhân nghĩa phục thiên hạ" mà Lưu Bị luôn hướng tới. Tuy nhiên, dù Lưu Bị có thâm sâu đến đâu thì trong Tam Quốc vẫn có ba người có thể nhìn ra được tính cách ẩn bên trong của Lưu Bị. Họ là ai?

Tào Tháo

Tào Tháo và Lưu Bị vồn quen biết từ lâu, khi họ cùng tham gia chiến đấu chống loạn Khăn Vàng. Tuy nhiên, vì Lưu Bị không có nền tảng vững mạnh nên dù có lập được rất nhiều công trạng thì ông vẫn chỉ được làm một quận trưởng bình thường.

Trong khi đó, Tào Tháo lại được phong quan hàm chính thức và có sự thăng tiến nhanh chóng trong triều đình. Điều này rất không công bằng đối với Lưu Bị, nhưng trong giai đoạn rối ren cuối thời Đông Hán, chẳng ai dám coi trọng một vị tướng không có binh lực và xuất thân bình thường.

Tào Tháo: "Anh hùng thiên hạ chỉ có Lưu Bị và Tào ta".

Tào Tháo và Lưu Bị chỉ thực sự hiểu nhau khi cùng chống lại Đổng Trác. Thời điểm đó, sự am hiểu và lòng trượng nghĩa của Lưu Bị khiến Tào Tháo rất khâm phục. Ngược lại, tham vọng và tài thao lược của Tào Tháo cũng khiến Lưu Bị lo lắng.

Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa 2 người chính là giai thoại "uống rượu luận anh hùng". Khi đó, Tào Tháo đã nói: “Anh hùng thiên hạ, chỉ có quân (ám chỉ Lưu Bị) và Tào ta" . Nghe xong câu nói, Lưu Bị giật mình rơi cả đũa, may thay trời lại nổ sấm chớp, Lưu Bị mới có thể viện cớ tiếng sấm giật mình để giấu đi cái tật trong lòng.

Cũng có thể nói Tào Tháo chính là người đầu tiên nhìn thấu con người Lưu Bị, nhưng vì cục diện khi đó khiến Tào Tháo phải thả Lưu Bị đi, để rồi trở thành địch thủ đáng gớm nhất trong cuộc mình.

Lữ Bố

Lữ Bố luôn kiêu ngạo là đệ nhất chiến tướng đương thời, nhưng người đời ai cũng cho rằng Lữ Bố hữu dũng vô mưu. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chủ nhân ngựa Xích Thổ không ít lần dùng mưu để giải quyết sự việc.

Như khi đến nương nhờ Viên Thiệu, Lữ Bố nhận thấy rằng Viên Thiệu sẽ tìm cách giết mình, nên đã dùng kế "kim thiền thoát xác" để thoát thân. Hay sau khi chiếm Từ Châu, Lữ Bố chỉ nhờ một cây cung đã hóa giải được mâu thuẫn giữa Viên Thuật và Lưu Bị, và giai thoại "Viên môn xạ tiễn" còn được lưu truyền đến mãi sau này.

Lưu Bị là người khuyên Tào Tháo tử hình Lữ Bố.

Trong mối quan hệ Lữ - Lưu, mặc dù Lữ Bố có hành động bất nghĩa, nhưng việc "Viên môn xạ tiễn" cũng xem như đã báo đáp lại chút ân tình. Thế nhưng, sau khi Lữ Bố bị Tào Tháo đánh bại và bắt sống, Tào Tháo do dự không biết nên giữ hay nên dùng và quay sang hỏi ý kiến Lưu Bị.

Mặc cho Lữ Bố cầu xin niệm tình cũ, Lưu Bị lạnh lùng nói: "Minh công (Tào Tháo) đã quên chuyện của Đinh Nguyên và Đổng Trác rồi sao", Tào Tháo nghe vậy sợ hãi nên nhanh chóng xử tử Lữ Bố. Lữ Bố trước khi chết căm hận mà hét lớn: "Giặc tai to Lưu Bị không thể tin tưởng!".

Mặc dù đây có vẻ là sự xúc phạm của Lữ Bố đối với Lưu Bị trên bờ vực của cái chết, nhưng nó cũng nói rõ nên con người thực sự của Lưu Bị.

Chu Du

Chu Du luôn xem Lưu Bị là đại họa đối với Đông Ngô.

Chu Du là một đại danh tướng của nhà Đông Ngô, ông được miêu tả là một người tài mạo song toàn, văn thao võ lược, một nhân tài hiếm có thời Tam Quốc.

Đặc biệt, đại chiến Xích Bích năm đó đã đưa Chu Du đến đỉnh cao của cuộc đời, cũng là một trong mười cột mốc chói lọi nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên, trời xanh đố kỵ với anh tài, Chu Du chết vì bệnh tật không lâu sau khi ông vừa lập được những chiến tích oanh liệt và Đông Ngô mất đi một tài năng lớn có thể hoàn thành bá nghiệp thống nhất thiên hạ.

Sau khi Chu Du qua đời, ông đã để lại bức thư gửi tới Tôn Quyên. Trong thư Chu Du có nói: "Lưu Bị là anh hùng thiên hạ, đừng nhìn vào sự cơ hiện tại mà cho rằng đây không phải là đại họa. Trong tương lai, Lưu Bị sẽ là kẻ thù số một của Đông Ngô và cần diệt trừ càng sớm càng tốt".

Lời nói của Chu Du cho thấy ông đã nhìn thấu dã tâm của Lưu Bị, nhưng lúc đó Tào Tháo vẫn là thế lực hùng mạnh nhất Tam Quốc, Tôn Quyền sợ Tào Tháo quay lại chinh phạt nên đã nghe theo kiến nghị của Lỗ Túc là duy trì liên minh Tôn - Lưu.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/giai-tri/tam-quoc-3-nguoi-nhin-thau-ban-chat-luu-bi-nguoi-chet-benh-nguoi-bi-am-hai-oan-uc-a336551.html