Tám phát hiện mới trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa cổ truyền dân tộc, đã công bố ở các sách, chúng tôi phát hiện 8 điểm mới sau đây:

1.Thuật ngữ Văn hóa Nõ Nường. Nõ Nường là điểm khởi nguyên của nền văn hóa Việt Nam (thấy rõ ở dân tộc Kinh và Thái). Hiện vật Nõ Nường truyền nối đến thời đương đại là cái cuốc chim và lưỡi cày bướm:

Nõ Nường còn gọi là “Uy” “Oa” (Nữ Oa) nơi sinh ra con người (ảnh 1). Mà con người là chủ nhân sáng tạo ra Văn hóa. Do đó, Nõ Nường là đầu mối của mọi đầu mối, cội nguồn của mọi cội nguồn, điểm khởi nguyên nền Văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Nhưng biểu tượng văn hóa Nõ Nường không phải là “phồn thực” mà, “Bùa chú” của pháp sư trong nghi lễ trừ đuổi ma quỷ để chữa bệnh, cứu mạng sống cho con người- cùng gia súc và diệt trừ sâu rầy cho mùa màng hoa trái: ở thời chưa có ngành Y tế và thuốc trừ sâu. Người xưa quan niệm: Nơi sinh ra con người thì phải cứu mạng sống của con người; bởi lẽ, ở đó mới có đầy đủ linh nghiệm để cứu vớt con người, không thể có vật nào thay thế được. Người ta tổ chức lễ hội đầu năm ở đền miếu của làng (nay được phục hồi ở phường Trám xã Tứ Xã Phú Thọ): dùng dùi “phộc” vào mo nang: “linh tinh tình phộc” gọi là “Múa mo”. Đó là động thài trù yểm, diệt trừ ma quỷ, triệt tiêu dịch bệnh, sâu rầy bảo vệ sự yên lành cả năm cho dân làng, chứ không phải “phồn thực”. Thấy thế mà nói thế thì bà hàng nước cũng nói được là “phồn thực”, không cần nhà khoa học. Nó là nó nhưng không phải nó (triết học). Không nên lấy tính hiện thực của phương Tây để áp đặt cho tính tâm linh của phương Đông. Thần Siva của Ấn Độ: tay trái cầm Linga đặt trên đầu gối là vị thần đánh đông dẹp bắc, diệt trừ cái ác bảo vệ điều thiện cứu dân độ thế, cũng là tượng Linga Yoni (ảnh 2).

2. Giải mã trên 160 hiện vật biểu tượng văn hóa Nõ Nường do ngành Khảo cổ khai quật các di chỉ ở địa bàn sông Hồng đem lại. Trong đó, có những di vật xuất hiện ở thời kỳ đầu cách đây 4, 5 vạn năm như: Đôi thỏi đá hóa thạch ở di chỉ hang Ky dãy núi Thái Nguyên (ảnh 1).

3. Giải mã hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ: Đó là biểu đạt về khởi nguyên vòng đời của con người từ quả trứng người mẹ trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày (biểu đồ 1 và 2); trứng rụng vào ngày 14, thụ tinh khởi nguyên một sự sống (hài nhi). Nếu trứng rụng không được thụ tinh là chết thì 14 ngày sau xuất hiện kinh nguyệt. Kinh nguyệt của người mẹ là hồi chuông báo tử một sinh linh –sách Yhọc phẩu thuật. Do đó,Thần Đồng Ngọc Lũ là vị thần Biểu chương Vương quyền(1), cho nên, từ thời Hùng Vương đã lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định (Thanh Hóa) gọi là “Đền Sơn Thần Đồng”; chúng tôi gọi Thần Đồng là theo tên ở đền thờ Ngài.

Chứ không phải “trống đồng” thứ nhạc khí do Mã Viện ngụy tao. Bởi lẻ, một nhạc khí bằng đồng, trong hóa học phải có 17% kim loại thiếc (Đái Chấn Trung Quốc), không có kim loại chì, chì làm câm tiếng lại.Trong khi đó, Thần Đồng của Việt Nam trong hóa học, kim loại thiếc chỉ có 0,03% - 0,5%, còn kim loại chì 25%, chì mềm điền đầy các hoa văn (Diệp Đình Hoa).

4. Giải nghĩa bốn thuật ngữ: Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng,Bái quái trong sách Kinh Dịch nguyên thủy như sau: Thái cực là “quả trứng người mẹ”, Quả trứng người mẹ khi thụ tinh có 2 đường máu là Lưỡng nghi; hai đường máu phát triển thành 4 múi tế bào là Tứ tượng; 4 múi tế bào phát triển thành 8 múi là Bát quái . Biểu đồ về 2 múi tế bào, 4 múi tế bào và 8 múi tế bào: sách Y học phẩu thuật bản bản Pháp văn (2)

5 Âm “Xít ” nét láy đuôi trong xin Quẻ, ở lễ hát cúng của pháp sư người Kinh: cho hơi hít vào là tâm linh đưa vào hướng nội. Người hành hương đến: đền chùa, trước bàn thờ Ngài, cuối lời cầu xin xuất hiện âm “Xít”: nó linh thiêng không diễn tả nổi bằng lời. Ý nghĩa của âm “Xít” như chữ “Amen” nét láy đuôi trong Kinh thánh Công giáo và âm “Ôm” nét láy đuôi trong Kinh phật.

Trong triết học Ấn Độ, âm “Ôm” là một dư âm dều đều vang vọng trong không gian, nó chứa đựng sự thần bí nhất của vũ trụ. Tiếng chuông nhà chùa “bong” kéo dài trong đêm thanh vắng là biểu tượng của âm “Ôm” ấy. Tiếng chuông “kinh keng” của nhà thờ Công giáo là biểu tượng từ “A men” nhắc nhở con chiên đến giờ cầu kinh.

6.Trong nghệ thuật Âm nhạc: Một âm xuất hiện đầu tiên là từ tiếng “hú”. Tiếng “hú” ra đời ở thời kỳ loài người đang dùng ngôn ngữ âm thanh như: i ới , ứ ự… Tiếng “hú” là đỉnh cao của tầng ngôn ngữ âm thanh ở giai đoạn này, cho nên tiếng “hú” còn lưu lại đến ngày nay thành nét Vocal trong thanh nhạc.

Đến giai đoạn dùng ngôn ngữ có ngữ nghĩa âm nhạc xuất 2 âm tìm thấy ở người Thái Tây Bắc qua tiếng gọi PoMe, đến 4 âm là tiếng gọi Ải Ý –gọi bậc sinh thành.

7. Văn hóa Việt Nam thuộc hằng số chẵn 2, 4, 8, nó khác văn hóa Trung Quốc thuộc hằng số lẻ 1,3,5. Nguyên nhân:

Trong thời cổ đại, để xây dựng nền tảng tư tưởng cổ đại của mình, người phương Bắc trung tâm là người Hán Hoa Hạ lấy vũ trụ làm đối tượng, đặt ra thuyết Ngũ hành, lấy thiên, địa, nhân làm điểm xuất phát, cho nên văn hóa của họ theo hằng số lẻ 1-3-5: Do đó ở sách Sử ký Tư Mã Thiên từ thế kỷ thứ 3 (tr CN) trở về trước trong quy nạp hằng số văn hóa chỉ có hằng số lẻ 1-3-5. Về sau, họ tiếp thu Kinh dịch nguyên thủy của người Việt Thường (Kinh) ở phương Nam, biểu tượng bằng thanh Âm thanh Dương (Nõ Nường), biến thiên thành 64 quẻ, dựa vào đó mà lập lên lâu đài Chu dịch nói về triết học phương Đông (3). Vì thế, người Trung quốc có thêm văn hóa hằng số chẵn 2-4-8.

Người phương Nam trung tâm là người Kinh Giao Chỉ, lấy con người làm đối tượng đặt ra thuyết Sinh học, lấy nguyên khí Nỏ Nường làm điểm xuất phát, biểu tượng bằng quả trứng người mẹ. Quả trứng thụ tinh có hai đường máu: hai đường máu phát triển theo hai hướng cho nên văn hóa của dân tộc Kinh thuộc hằng số chẵn 2-4-8.

8. Đôi rồng cổ truyền của dân tộc được ghi trên tang Thần Đồng Ngọc Lũ do Trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện ghi ra. Chúng tôi đã dẫn lại và họa sĩ Trần Tuy thể hiện nhưng có mỏ như chim (ảnh1), chúng tôi thực hiện lại thành mặt người theo mẫu trên thân Thần Đồng (ảnh 2).

8. phát hiện mới ấy nằm trong các sách sau đây

1.Thuật ngữ Văn hóa Nõ Nường: Dương Đình Minh Sơn sách Văn hóa Nõ Nường (500 trang) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2008, tr 328-352.

2.Giải mã 160 hiện vật văn hóa nằm trong các sách Dương Đình Minh Sơn sách đã công bố.

3.Giải mã hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ, bước đầu: Dương Đình Minh Sơn sách Văn hóa Nõ Nường và đăng ở Tạp chí Khoa học xã hội số 2 năm 2011 tr 98-207 và hoàn thành đầy đủ ở sách Dương Đình Minh Sơn Giải mã Văn hóa Nỏ Nường do Nhà nước đặt hàng Nxb Đại học Quốc gia 2017, tr 515-547.

4.Giải mã ý nghĩa 4 thuật ngữ: Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái trong sách Kinh Dịch. Nội dung này nằm trong các sách Dương Đình Minh Sơn đã dẫn ở trên và Trình bày chuyên đề: “Hệ thống biểu tượng Văn hóa Việt Nam” ở Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội tháng 6 năm 2020; đồng thời trước đó nói chuyện với nhiều đồng nghiệp như nhạc sĩ Đinh Quang Hợp nhạc sĩ Đoàn Bổng …trong đó có nhà Phong thủy Nguyễn Đức Thiêm. Ông Thiêm công nhận đó là một phát hiện mới.

5.Âm “Xít” nét láy đuôi trong phút xin Quẻ ở lể hát cúng của pháp sư. Nội dung này bước đầu ở sách Dương Đình Minh Sơn Văn hóa Nõ Nường Nxb Khoa học xã hội năm 2008 tr 268-272 và các sách về sau đã dẫn ở trên.

6.Tiếng “hú” hình thành 1 âm đầu tiên trong nghệ thuật Âm nhạc. Nội dung này trong sách: Dương Đình Minh Sơn Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong âm nhạc Thái ở Tây Bắc Nxb Âm nhạc Hà Nội 1994 do quỷ Phát triển Văn hóa Thụy Điển tài trợ và xuất bản lần thứ hai có bổ sung và sửa chữa năm 2001.

7.Văn hóa Việt Nam thuộc hằng số chẵn là do 2 đường máu trong quả trứng người mẹ đã thu tinh. Nội dung này ở trong các sách: Dương Đình Minh Sơn Văn hóa Nõ NườngGiải mã biểu tượng Văn hóa Nõ Nường đã dẫn ở trên.

8.Phát hiện đôi rồng nằm trong các sách Dương Đình Minh Sơn đã công bố vừa dẫn ở trên.

Biểu đồ 2: Ngày 14 trứng rụng

Chú thích:

Chú thích:

1.H.H.E Looc—Wiosowa người Úc, gốc Đức. Sự phân bố của trống Đông Sơn : vài suy nghĩ Trong Perter ( chủ biên) “ Dân tộc học và lịch sử ”, dẫn theo sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam Nxb Koa học xã hội Hà Nội 1993 tr 61.

2. Sách Y học phẩu thuật , bản Pháp văn, Thư viện Bà mẹ-trẻ sơ sinhTW, đường Trường Thi Hà Nội.

3. Lê Chí Thiệp Kinh Dịch nguyên thủy, N.x.b Văn học 1998, tr 42.

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn, Nhà Dân tộc - Âm nhạc học

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/tam-phat-hien-moi-trong-nen-van-hoa-co-truyen-viet-nam-79688