Tấm nhựa che mặt không có tác dụng ngăn nhiễm virus như khẩu trang

Do tình trạng khan hiếm khẩu trang vì đại dịch Covid19, nhiều biện pháp được thay thế như tấm nhựa che mặt, tuy nhiên nó không có tác dụng ngăn lây nhiễm virus.

Khẩu trang luôn là vật dụng quan trọng để bảo vệ mọi người giảm nguy cơ lây nhiễm virus trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu đi tới hồi kết.

Cũng vì tính chất quan trọng và cần thiết này mà khẩu trang trở thành mặt hàng khan hiếm, nhiều người không thể mua để bảo vệ sức khỏe bản thân. Vì vậy mà nhiều đồ dùng khác được tận dụng để làm khẩu trang, trong đó có tấm nhựa che mặt của các thợ làm tóc. Tuy nhiên, giám đốc y tế Thụy Sĩ đã tuyên bố rằng tấm nhựa này không đạt tiêu chuẩn để có thể tránh lây nhiễm virus.

Các nhà chức trách Thụy Sĩ đã điều tra trường hợp lây nhiễm Covid-19 xảy ra tại một khách sạn ở ngôi làng trên dãy núi Alps, mặc dù người dân đều đã thực hiện các biện pháp đề phòng. Các chuyên gia tiết lộ chỉ những người đeo tấm nhựa che mặt đã bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, những người đeo khẩu trang, ở một mình hoặc không dùng tấm nhựa che mặt, đều không bị nhiễm virus, theo nghiên cứu.

Tấm nhựa che trong suốt từng được khuyến nghị cho các thợ làm tóc thợ làm móng và thợ xăm như một rào cản giữa họ và khách hàng và tuyên bố không cần sự bảo vệ nào khác để bảo vệ mọi người khỏi Covid-19. Các chuyên gia nói rằng việc dùng tấm chắn để ngăn chặn những giọt bắn là còn thiếu bằng chứng khoa học và virus vẫn có thể xâm nhập.

 Mọi người không nên dùng tấm nhựa trong che mặt đơn lẻ, mà chỉ sử dụng đi kèm với khẩu trang để tăng hiệu quả bảo vệ.

Mọi người không nên dùng tấm nhựa trong che mặt đơn lẻ, mà chỉ sử dụng đi kèm với khẩu trang để tăng hiệu quả bảo vệ.

Vụ dịch ở khách sạn xảy ra tại làng Pontresina, vùng Grazigunden, nơi một số nhân viên và ít nhất một khách đã có xét nghiệm dương tính với virus. Các quan chức y tế địa phương xác định rằng tất cả những người nhiễm bệnh chỉ sử dụng tấm nhựa che mặt để tự bảo vệ mình.

"Các miếng nhựa che không có tác dụng như một thay thế cho khẩu trang y tế. Mọi người chỉ có thể đeo tấm che cùng với khẩu trang để tăng cường mức độ bảo vệ", Yann Hulmann, làm việc tại Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang, nói với truyền thông địa phương.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tấm chắn mặt có thể giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 nhưng chỉ khi kết hợp sử dụng chúng với các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và rửa tay thường xuyên.

Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang, cơ quan y tế của chính phủ Thụy Sĩ, cũng cho biết tấm nhựa che không thể thay thế cho khẩu trang. Chúng có thể bảo vệ mắt khỏi nhiễm khuẩn qua các giọt nước, nhưng khả năng lây nhiễm virus qua mũi hoặc miệng không được loại trừ.

Các quan chức cho biết giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn việc lây truyền Covid-19. Các biện pháp phòng ngừa khác đều chưa được kiểm chứng và có thể sẽ nguy hiểm hơn nếu áp dụng sai.

Lawrence Young, một nhà virus học và bác sĩ ung thư tại Đại học Warwick, nói rằng: "Tôi không biết về bất kỳ nghiên cứu có hệ thống nào đánh giá đúng lợi ích của tấm nhựa che mặt".

Nếu một tấm nhựa che mặt không hoàn toàn bao phủ cả khuôn mặt, nó sẽ có chỗ trống cho những giọt nước bắn ra từ miệng, mũi để thoát ra ngoài môi trường. Các giọt bắn là hình thức chính khiến Covid-19 lây truyền trong cộng đồng, WHO cho biết. Vụ dịch ở Thụy Sĩ cho thấy các tấm che mà nhân viên khách sạn đeo không đóng vai trò là hàng rào chống nhiễm virus.

Các giọt bắn có thể có kích thước rất nhỏ, nếu tấm che mặt không được bịt kín, nó sẽ cho phép người đeo hít thở trong không khí như bình thường và virus vẫn có thể lây sang người khác. Tấm che mặt cũng được đeo bởi các bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện nhưng với điều kiện đã trang bị khẩu trang y tế.

Hương Giang (theo: dailymail)

Hương Giang

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/tam-nhua-che-mat-khong-co-tac-dung-ngan-nhiem-virus-nhu-khau-trang-d176705.html