Tâm lý trẻ em – những điều 'nhỏ nhặt' cha mẹ thường bỏ qua

Cha mẹ là những người sinh ra trẻ nhưng lại là những người dường như 'không hiểu gì về tâm lý trẻ'. Mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, tâm lý trẻ có những sự thay đổi nhất định.

Tâm lý trẻ em – những xáo trộn trong từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ thường có tính cách, thiên hướng thể hiện cảm xúc cũng như tình cảm khác nhau. Mỗi trẻ thường có một tính cách độc lập. Có trẻ năng động, hoạt bát; có trẻ lầm lì, ít nói, hướng nội. Có những trẻ rất đơn giản để bắt chuyện với người khác nhưng có những trả thường rụt rè khi gặp người lạ …

Có một vấn đề khá "buồn cười" chính là các bậc phụ huynh thường xuyên so sánh con của mình với CON NHÀ NGƯỜI TA nhưng chính bản thân mình lại không hiểu con mình như thế nào. Điều này vô tình khiến các bé thường xuyên bị đặt lên bàn cân và so sánh. Nhưng, bất cứ sự so sánh nào cũng chỉ là khập khiễng và đẩy khoảng cách giữa bố mẹ - con cái trở nên xa cách; không có tiếng nói chung.

Mỗi một giai đoạn khác nhau từ lúc lọt lòng cho tới khi trở thành trẻ vị thành niên, tâm lý trẻ em có những thay đổi chung theo từng giai đoạn nhất định.

- Giai đoạn từ 0 - 1 tuổi: Khi chính thức cất tiếng khóc trào đời cũng là lúc trẻ bắt đầu tự học cho mình nhưng thói quen để có thể làm quen với môi trường. Với trẻ lúc này, những đáp ứng cơ bản về ăn uống, ngủ nghỉ khoa học hoàn toàn có thể có những tác động tích cực tới sự hình thành tính cách cũng như nhân cách của trẻ về sau. Khi trẻ được 8 tháng, bé đã bắt đầu biết phát ra những âm thanh đơn giản, có thể nhận biết người lạ, người quen... Nếu trẻ được đáp lại một cách tình cảm và nhẹ nhàng trong giai đoạn này thì chắc chắn tính cách của trẻ cũng sẽ được hình thành một cách an toàn và ngược lại.

- Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi: Các chuyên gia tâm lý trẻ em nhận định đây chính là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Lúc này, trẻ bắt đầu biết tò mò về Thế giới xung quanh, thông gia các cảm giác và vận động của mình; trẻ có thể tự chủ động khám phá mà không cần người lớn hướng dẫn. Thông qua chính cách giao tiếp của trẻ với người lớn mà sự phát triển tâm lý của trẻ sẽ tiến triển theo hướng tích cực hay tiêu cực. Vì thế, cha mẹ hay dành những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ.

- Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi: Đây được đánh giá là giai đoạn vô cùng quan trọng. Bé hoàn toàn có thể khám phá thế giới xung quanh mình; sử dụng các vật dụng một cách linh hoạt, vốn từ tăng và hoàn toàn có thể hiểu hết ý của người lớn nói gì. Trẻ thích thú với việc vui chơi cũng như thường xuyên đặt ra những câu hỏi; trình bày ý kiến riêng của mình. Đây là giai đoạn cái tôi của trể được hình thành và trẻ hoàn toàn có thể nhận ra được vị trí của mình đối với mọi người như thế nào. Sự định hướng phát triển của cha mẹ sẽ giúp hình thành tính cách của trẻ về sau.

- Giai đoạn từ 6 - 11 tuổi: Đây chính là giai đoạn mà trẻ sẽ tới trường và tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, làm quen với các hoạt động tư duy. Nếu trẻ trong giai đoạn này nhận được sự quan tâm của cha mẹ thì chắc chắn sẽ có quá trình phát triển tâm lý tốt hơn. Quá trình phát triển tâm lý trong giai đoạn này sẽ song song với quá trình hình thành nhân cách về sau của bé: các thói quen sống, nếp tư tưởng sẽ được hình thành.

- Giai đoạn từ 11- 16 tuổi: Có thể nói, trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý trẻ em thì đây chính là gai đoạn có nhiều xáo trộn nhất. Trong giai đoạn này trẻ không chỉ có sự thay đổi về hình thức mà còn có những thay đổi về mặt sinh lý. Trẻ thường dành sự quan tâm tới bản thân mình và nó được đánh giá là một bước thay đổi về tâm sinh lý. Dựa trên những đánh giá của mọi người về mình, những chuẩn mực của xã hội mà trẻ thường xem xét hành vi của mình để có những hoạt động phù hợp với chuẩn mục chung. Sự nhạy cảm của trẻ thường rất lớn. Một số trẻ hình thành tính cách tự cao, một số trẻ lại rụt rè, nhút nhát trước những lời chỉ trích...

Lắng nghe để hiểu con hơn, sẻ chia để cùng con lớn khôn!

Cuộc sống cơm áo gạo tiền đôi khi cuốn các bậc phụ huynh vào vòng xoáy. Nhiều khi không phải bản thân họ không muốn dành thời gian cho con cái nhưng chính những áp lực của cuộc sống lại khiến họ không thể nào có được những phút giây dành cho con cái của mình.

Nhưng, nói đi cũng cần nói lại bởi chính lý do "vật chất" này mà nhiều người đẩy con cái của mình ra xa hơn. Chính những đứa trẻ ấy rơi vào tình trạng "một mình" không được quan tâm. Khi các thành viên trong gia đình cần có tiếng nói chung, sự thống nhất thì những đứa trẻ không biết nên trình bày ra sao.

Chọn một địa chỉ thay mẹ tâm sự với con yêu!

Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng cần cho trẻ học văn hóa mà lại quên mất có một sự cần phải học hơn đó chính là học về cách biểu lộ cảm xúc. Khi đặt lên bàn cân hai chỉ số IQ và EQ thì EQ luôn được cân nhắc và chọn lựa nhiều hơn.

Nếu đã quá lâu rồi bạn không nói chuyện với con! Nếu bạn nghỉ rằng những biểu hiện một cách "thái quá" của con đang là vấn đề bình thường thì hãy cân nhắc và nhìn nhận lại vấn đề. Nó hoàn toàn có thể là biểu hiện của bệnh lý trầm cảm, tự kỉ…

Chọn một địa chỉ uy tín để cùng trẻ nói lên những sy nghĩ cũng như nhận định về tình hình hiện tại mà bé đang gặp phải. Chọn Viện Tâm lý & Tâm thần học Việt – Pháp để các chuyên gia có thể lắng nghe tâm tư, suy nghĩ và có những đánh giá khách quan nhất về tình trạng mà bé đang gặp phải.

Viện Tâm lý & Tâm thần học Việt – Pháp

Địa chỉ: số 54 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: (024) 37625838 - (024) 66578819

Email: info@tamlyvietphap.vn

Xem thêm: https://tamlyvietphap.vn/tin-tuc/cac-khoa-dao-tao-tu-van-tam-ly-hoc-duong-tu-chuyen-gia-2269-31577-article.html

PV

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/tam-ly-tre-em-nhung-dieu-nho-nhat-cha-me-thuong-bo-qua-20200210145414688.htm