Tạm giải mã một bài thơ, mệt bã cả người !

Trước khi đi sứ, Đặng Đình Tướng vào thăm cha mẹ, bấy giờ đang ở Nghệ An, tức ông Đặng Tiến Thư, cha ông Đình Tướng bấy giờ đang làm quan Trấn thủ Nghệ An (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), một vùng đất chiến lược cực kỳ quan trọng lúc bấy giờ.

Tác giả bài viết Vũ Bình Lục.

Tác giả bài viết Vũ Bình Lục.

Phiên âm:TIỄN ĐẶNG CÔNG ĐÌNH TƯỚNGPHỤNG MỆNH BẮC SỨ CHI NGHỆ AN TỈNH THÂNNgọc tiên khoái trước trọng hành hành,Vạn lý quan san vạn lý tình.Vọng ngoại bạch vân hoành lĩnh tái,Đường trung ban vũ cận quân đình.Phụ từ tử hiếu gia chi phúc,Đỉnh thực chung minh thế sở vinh.Nhật nhật thọ hoan tần bái chước,Bát thiên xuân chúc đẳng Tiên Khanh.Dịch nghĩa:TIỄN ÔNG ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNGVÂNG MỆNH ĐI SỨ PHƯƠNG BẮCVỀ NGHỆ AN THĂM CHA MẸRoi ngọc vút (ngựa) nhanh cho chuyến đi quan trọng này,Muôn dặm quan san muôn dặm tình.Nhìn mãi làn mây trắng giăng ngang đỉnh núi miền biên tái,Đội múa trong cung đường lần lượt hiện ra gần trại quân.Phúc của gia đình là cha hiền con hiếu,Vẻ vang ở đời được hưởng chung minh đỉnh thực.Ngày ngày chén rượu mừng thọ được kính cẩn chuốc mãi,Chúc các cụ thọ tám nghìn năm ngang với ông Bành Tổ.Dịch thơMẹ cha xa, vội về thăm,Quan san muôn dặm, tình thâm dặm dài.Biên cương mây trắng giăng cài,Cung đường đội múa vui ngoài trại quân.Phúc nhà con hiếu cha thuần,Vẻ vang chung hưởng muôn phần giàu sang.Dâng lên mừng thọ chén vàng,Chúc song thân thọ ngang hàng Tiên Khanh.(VŨ BÌNH LỤC dịch)Quả là một bài thơ có nhiều chi tiết rất dễ gây ra sự hiểu lầm, thậm chí, dường như có vẻ mâu thuẫn đến khó hiểu. Ngay cái đầu đề bài thơ, cũng phải bận tâm nghĩ ngợi. Sách HVTT đặt câu hỏi nghi ngờ “Không rõ Đặng Đình Tướng có chuyển cư vào Nghệ An không?”. Ông Đặng Đình Tướng về Nghệ An thăm cha mẹ, khi ông đi sứ về, hay là trước khi đi sứ sang Tàu, ông tranh thủ vào thăm cha mẹ đang ở Nghệ An? Mấy câu thơ mở đầu, rất dễ nhầm tưởng là ông Nguyễn Dương Bao tả vùng biên cương phía Bắc, nơi sứ thần Đặng Đình Tướng phải đi qua để lên Yên Kinh (Bắc Kinh), “muôn dặm quan san muôn dặm tình / Nhìn mãi làn mây trắng giăng ngang đỉnh núi vùng biên tái”…Hoặc giả như trước khi đi sứ, có đoàn ca vũ mừng tiễn đưa ông Đặng Đình Tướng trước khi lên đường hay chăng? Hóa ra là không phải. Kết nối nhiều chi tiết lịch sử, tìm hiểu thêm về gia thế, tôi mới vỡ ra nhiều điều lý thú, mới có thể giải mã được bài thơ tưởng đơn giản mà hóa ra phức tạp này.Ông Đặng Đình Tướng (1649-1736) quê huyện Chương Đức (Hà Tây cũ), nay là huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội. Họ Đặng của sứ thần Đặng Đình Tướng là một dòng họ vào loại “trâm anh thế phiệt” đương thời. Nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to trong triều. Thêm nữa, họ này còn có mối quan hệ “thông gia” với nhà vua. Con gái thì làm Phi, Tần trong cung. Ngược lại, con trai thì Phò mã, ân sủng đều lớn. Cụ Tổ là Đặng Huấn, làm đến Đô đốc thời Lê Trung hưng. Ông nội Đặng Thế Tài, làm Trấn thủ Sơn Tây. Cha là Đặng Tiến Thư, làm trấn thủ Nghệ An. Năm Canh Tuất (1670), Đặng Đình Tướng đỗ Tiến sĩ, đời vua Lê Huyền Tông (1662-1671). Năm 1697, Đặng Đình Tướng được cử làm Phó sứ, sang nhà Thanh.Trước khi đi sứ, Đặng Đình Tướng vào thăm cha mẹ, bấy giờ đang ở Nghệ An, tức ông Đặng Tiến Thư, cha ông Đình Tướng bấy giờ đang làm quan Trấn thủ Nghệ An (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), một vùng đất chiến lược cực kỳ quan trọng lúc bấy giờ. Các tài liệu đều nói Nghệ An là đất biên cương phên giậu. Chỉ những viên quan có tài thao lược mới được giao trấn giữ vùng đất này. Ông Tồn Am Bùi Huy Bích, tác giả cuốn sách HOÀNG VIỆT THI TUYỂN cũng từng Trấn thủ ở đây đúng 5 năm, sau mới được triệu hồi về Thăng Long giữ chức Tham Tụng (tương đương Tể tướng). Đặng Đình Tướng vào Nghệ An thăm cha mẹ, rồi mới lên đường đi sứ. Là vì một chuyến đi sứ sang Tàu, nếu “thuận buồm xuôi gió”, mọi sự êm đẹp, cũng phải mất 3 năm cả đi lẫn về. Có khi ốm chết dọc đường. Cũng có sứ thần như Giang Văn Minh quê xứ Đoài, bị vua nước lớn mổ bụng moi gan trước sân chầu. Có người bị chúng đầu độc, về đến nhà mới chết, như sứ thần Quách Hữu Nghiêm quê Thái Bình chẳng hạn…Vả chăng, đi công cán 3 năm trời đằng đẵng, cha mẹ ở quê nhà nóng lạnh bất thường, nào ai dám chắc? Tỏ đạo hiếu với cha mẹ, âu cũng là chuyện bình thường.Vậy nên, cảnh mây trắng giăng ngang đỉnh núi miền biên viễn xa xôi kia, hóa ra không phải là cảnh biên cương phía Bắc, mà là cảnh núi non hiểm trở miền Nghệ An thời ấy. Đặng Đình Tướng vung roi ngựa chạy gấp vào Nghệ An, chứ không phải là đi lên phương Bắc. Cảnh đội ca múa giúp vui trong cung đường, gần trại quân, chính là cảnh múa hát trong nhà ông quan Đặng Tiến Thư, Trấn thủ Nghệ An. Cuộc vui ca kéo dài, hết sức long trọng. Tác giả bài thơ là ông Nguyễn Dương Bao, Tiến sĩ, Thượng thư, quê Tây Hồ, Từ Liêm, nay là quận Tây Hồ, Hà Nội làm thơ tiễn bạn mình vào Nghệ An thăm cha mẹ, trước khi lên đường đi sứ. Phần cuối bài thơ, ca ngợi gia thế của họ Đặng, ca ngợi tình cha con và cái đức tốt “phụ từ tử hiếu” (cha hiền con hiếu) và không quên kính chúc hai cụ trường thọ, sống đến tám nghìn năm, như ông Bành Tổ. Cái ý “chung minh đỉnh cực”, là chỉ cuộc sống thừa thãi của một gia đình giàu có. Sách Gia Ngữ (Khổng Tử) có câu: “Trùng xa bách thặng, tích cốc vạn chung, lũy nhân nhị tọa, liệt đỉnh nhi thực”. Nghĩa là “Xe đi theo một trăm cỗ, (trong nhà) chứa thóc vạn chung, trải nhiều chiếu ra ngồi, bày la liệt chảo cơm mà ăn”. Thế mới biết người xưa phấn đấu hết mình, đỗ đạt cao, công thành danh toại, trước hết là để được “vinh thân, phì gia”, sau nữa mới đến việc “trị quốc bình thiên hạ”. Tư tưởng Nho giáo, xem ra cũng gần con người lắm thay!

Nhà thơ Vũ Bình Lục

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/tam-giai-ma-mot-bai-tho-met-ba-ca-nguoi-82841