Tạm biệt túi nhựa

Giảm thiểu sử dụng túi nhựa, gồm túi nilon, là hành động bảo vệ môi trường, sức khỏe không chỉ của chính chúng ta hôm nay mà còn cho các thế hệ tương lai.

1. Những năm 70 của thế kỷ trước, túi nhựa/túi nilon bắt đầu phổ biến khắp thế giới khi các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại cung cấp miễn phí cho khách hàng để đựng, vận chuyển thực phẩm, hàng hóa. Đến năm 1979, túi nhựa đã chiếm tới 80% thị trường các loại túi ở châu Âu. Năm 1982, hai chuỗi siêu thị lớn nhất Mỹ là Kroger và Safeway chính thức sử dụng túi nhựa, kéo theo sự hưởng ứng của nhiều chuỗi siêu thị khác.

Những chiếc túi nilon dùng một lần được khách hàng đón nhận nhờ tính tiện dụng, giá rẻ, bền chắc, nhiều kiểu dáng đẹp.Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại nghiêm trọng, lâu dài của túi nhựa đối với môi trường, sức khỏe con người và thậm chí tính mạng của trẻ em.

Những chiếc túi nilon dùng một lần được khách hàng đón nhận nhờ tính tiện dụng, giá rẻ, bền chắc, nhiều kiểu dáng đẹp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại nghiêm trọng, lâu dài của túi nhựa đối với môi trường, sức khỏe con người và thậm chí tính mạng của trẻ em.

Thứ nhất, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên.Mỗi chiếc túi nilon, có khi chỉ mất 5 giây sản xuất, 5 phút sử dụng, 1 giây vứt bỏ song có thể phải mất từ 500 – 1.000 năm mới phân hủy hết được. Gần 1/3 số túi nilon con người sử dụng không được thu gom và xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa ngày càng lan tràn, gây ra thảm họa “ô nhiễm trắng”. Túi nilon rác thải lẫn trong đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm đất không giữ được nước, dinh dưỡng, cản trởquá trình sinh trưởng của cây trồng. Túi nilon vứt xuống ao, hồ, cống, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải, gây ngập úng, lụt lội các đô thị vào mùa mưa. Rác thải nhựa, túi nilon đổ ra biển gây nhiễm độc các loại thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt khu vực ven bờ, làm suy thoái các hệ sinh thái ven biển quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển, các động vật biển quý hiếm, mất bãi đẻ của các loài rùa biển... Hàng trăm ngàn chú cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa biển... đang bị giết chết hàng năm vì ô nhiễm chất thải nhựa, trong đó có việc sử dụng loại túi nilon dùng một lần và các chất nhựa bị cấm trong ngư nghiệp. Một số sự kiện đã gióng lên “hồi chuông cảnh báo” về tác hại của túi nhựa với hệ sinh thái biển. Năm 1997, Charles Moore – một vận động viên đua thuyền người Mỹ - phát hiện ra “Đảo rác Thái Bình Dương” lớn nhất hành tinh, với 90% là nhựa phế thải; tháng 3/2019, một chú cá voi đã chết và trôi dạt vào vùng biển Philippines, do bị mất nước và đói sau khi nuốt phải hơn 40 kg các loại túi nilon.

Thứ hai, những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, chứa các kim loại độc như chì, cadimi, nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe con người như ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và gây ung thư phổi.Khi bao bì nilon bị đốt, các khí thải có chất độc dioxin và furan có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ gây độc hại cho cơ thể. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi nilonsẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.

Thứ ba, túi nilon vứt bừa bãi có thể gây ra những tình huống khiến trẻ em thiệt mạng như: túi nilon vứt trên giường có thể quấn, gây nghẹt thở trẻ đang ngủ; trẻ dùng túi nilon vứt ở giường, ghế, sàn nhà để nghịch, quấn vào mũi, cổ làm tắc thở.

2.Trước tác hại của túi nhựa, ngày càng nhiêùquốc gia, các chuỗi siêu thị lớn trên thế giới tìm cách giảm thiểu sử dụng các túi nhựa dùng một lần và thay thế bằng các loại túi thân thiện với môi trường hơn.Theo thống kê của Liên hiệp quốc, tính đến tháng 7/2018, 127 quốc gia trên thế giới đã áp dụng các biện pháp kiểm soát túi nhựa. Một số chính sách phổ biến gồm: cấm hoàn toàn việc sử dụng túi nhựa; tăng thuế đối với việc sản xuất, tiêu dùng túi nhựa; khuyến khích người dân thay đổi thói quen dùng túi nhựa thông qua các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ môi trường. Năm 2002, Bangladesh là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm hoàn toàn việc sử dụng túi nhựa, sau khi giới chức nước này phát hiện các túi nhựa là thủ phạm làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước của Bangladesh trong lũ lụt.

Gần hai thập kỷ sau, hàng loạt quốc gia khác áp dụng lệnh cấm tương tự, gồm Pháp, Ấn Độ, Mali, Congo, Marốc, Papua New Guinea… Ireland là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế túi nilon từ tháng 5/2002. Mỗi túi nilon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 cent - euro đến 22 cent – euro (khoảng 4.000 đồng – 6.000 đồng), khiến số lượng túi nilon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi áp dụng quy định. Năm 2015, Anh ra quy định bắt buộc thu phí 5xu nếu sử dụng túi nilon trong các siêu thị, cửa hàng. Nhờ vậy sau ba năm, lượng tiêu thụ túi nilon ở Anh giảm tới gần 90%; số túi nilon trung bình mỗi người Anh sử dụng giảm từ 140 túi/người còn 19 túi/người. Tại Mỹ, cuối tháng 3/2019, các nghị sỹ bang New York đã thông qua luật cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần, qua đó đưa bang có dân số đông thứ 3 nước Mỹ trở thành bang thứ 3, sau bang California vàHawaii, áp dụng luật cấm này. Luật sẽ chính thức có hiệu lực tại New York vào tháng 3/2020.

Một số quốc gia công bố những hình phạt rất nghiêm đối với việc sản xuất, lưu hành túi nhựa như: các nhà bán lẻ phát túi nilon cho khách hàng ở Nam Phi có thể bị phạt 100.000 rand (tương đương 13.800 USD) hoặc chịu 10 năm tù giam; sản xuất, nhập khẩu túi nhựa ở Kenya có thể bị phạt tiền từ 19.000 – 38.000 USD hoặc ngồi tù 4 năm. Tại Ấn Độ, chính quyền bang Maharashtra đã ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng, mua bán hay phân phối các vật liệu, đồ tiêu dùng được làm từ nhựa, đặc biệt là các món hàng hóa sinh hoạt như túi nilon, thìa, bát đĩa nhựa loại dùng một lần. Hình phạt được quy định là 5.000 INR (khoảng 74 USD - hơn 1,5 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên, lần thứ hai phạt gấp đôi (10.000 INR - khoảng hơn 3 triệu đồng) và lần thứ ba lên tới 25.000 INR (khoảng 7,5 triệu đồng) cùng một án tù 3 tháng. Tháng 8/2018, New Zealand cấm việc sử dụng túi nhựa, đồng thời quy định chủ các cửa hàng có thể bị phạt tới 67.500 USD nếu không chấp hành lệnh này trong vòng 6 tháng.

Tại Australia, hai chuỗi siêu thị lớn nhất Coles và Woolworths đã cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần tại các cửa hàng của họ trên toàn quốc, thay vào đó tặng miễn phí các túi thân thiện với môi trường nhằm giúp khách hàng thay đổi thói quen mua sắm. Năm 2018, các siêu thị lớn của Anh gồm Sainsbury’s, Tesco, Morrisons, Asda, Aldi và Ocado cam kết sẽ loại bỏ những túi nhựa bọc đồ dùng một lần không cần thiết ra khỏi các kệ hàng vào năm 2025.Từ tháng 10/2018, tại Hàn Quốc, ngoài các siêu thị thì các cửa hàng bán bánh kẹo cũng bị cấm cung cấp miễn phí túi nilon cho khách hàng.Tại Mỹ, tháng 3/2019, tập đoàn bán lẻ Kroger tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn các túi nhựa vào năm 2025; tháng 4/2019, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart thông báo bắt đầu bán các túi có thể tái chế với giá 98 cent tại các điểm thanh toán tiền ở siêu thị. Gần đây, hàng loạt siêu thị ở Thái Lan và Việt Nam dùng lá chuối để bọc thực phẩm thay cho những chiếc túi nilon.

Việc giảm thiểu dùng túi nhựa trong các siêu thị, trung tâm mua sắm không chỉ là nỗ lực của chính quyền, các doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính người tiêu dùng.Trước hết, cần giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi gia đình, cá nhân về thực trạng, tác hại của việc lạm dụng túi nhựa tới môi trường và sức khỏe con người. Các trường học cũng cần đưa vấn đề rác thải nhựa vào giảng dạy cho học sinh ngay từ lúc nhỏ.Harmony Enterprises – một công ty cung cấp giải pháp xử lý rác và tái chế hàng đầu thế giới tại Mỹ - đưa ra một số ý tưởng mà mỗi cá nhân có thể thực hiện để góp phần hạn chế rác thải túi nilon:.

- Giảm dùng túi nilon: Thông thường, các nhân viên ở quầy tính tiền siêu thị sẽ phân loại cácsản phẩm khác nhau vào những chiếc túi nilon khác nhau, hoặc dùng túi nilon để đựng chỉ 1 – 2 sản phẩm. Hãy từ chối dùng nhiều túi nilon, thay vào đó cố ôm trên tay một số sản phẩm bạn có khả năng mang ra khỏi siêu thị. Nhắc nhở nhân viên siêu thị rằng những chiếc túi nhựa không tốt cho môi trường.

- Chuẩn bị sẵn các túi có thể tái chế: Khó khăn lớn nhất là nhớ để mang theo vào siêu thị và tạo ra thói quen. Kể cả khi chỉ có 1 – 2 chiếc túi có thể tái chế (túi vải) thì cũng có nghĩa là bạn giảm được việc sử dụng 1 – 2 chiếc túi nhựa dùng một lần.

- Bỏ túi nhựa đúng cách: Để tiết kiệm, một số siêu thị, cửa hàng sẽ tái sử dụng các túi nhựa. Bạn có thể bỏ các túi nhựa khô, sạch của mình vào khu vực mà siêu thị bố trí nhằm thu gom túi nhựa trước khi mang đi tái chế. Không nên “bạ đâu xả đó” các túi nhựa đã sử dụng ở các khu vực công cộng.

- Tự tái chế túi nhựa: Suy nghĩ sáng tạo rằng bạn có thể tái sử dụng túi nhựa để tiết kiệm tiền, thời gian hoặc giải trí. Ví dụ: tái sử dụng túi nhựa để lót thùng đựng rác, gói đồ đạc lúc cần vận chuyển, tạo ra nhiều đồ chơi cho trẻ: làm diều, quả cầu, may váy búp bê...

Có thể nói, ngay từ bây giờ, nếu chúng ta không đối mặt với vấn đề rác thải nhựa, trong đó có việc lạm dụng túi nilon, thì các thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết trẻ em ở New Zealand đề cập với bà về vấn đề rác thải nhựa nhiều hơn bất cứ chủ đề nào.

Chính vì thế, bà Ardern khẳng định: “New Zealand đang đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm từ rác thải nhựa. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không đùn đẩy việc giải quyết vấn đề này cho những thế hệ sau”.

Võ Duy

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/khoa-hoc/tam-biet-tui-nhua-144535.html