Tái sử dụng đồ nhựa, biết cách này bạn tránh được họa lớn

Tái sử dụng đồ nhựa để đựng thực phẩm có được không?. Câu trả lời là có loại tái sử dụng được; có loại không, nếu dùng sẽ rước họa vào thân. Hãy nằm lòng quy tắc để bảo vệ bản thân và gia đình.

Khi môi trường đang bị ô nhiễm, việc tận dụng lại đồ đã qua sử dụng là một hành động văn minh hướng đến cuộc sống xanh. Tái sử dụng đồ nhựa cũng là một cách như thế, vừa tiết kiệm vừa tránh ô nhiễm môi trường.

Khi môi trường đang bị ô nhiễm, việc tận dụng lại đồ đã qua sử dụng là một hành động văn minh hướng đến cuộc sống xanh. Tái sử dụng đồ nhựa cũng là một cách như thế, vừa tiết kiệm vừa tránh ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, với đồ nhựa qua sử dụng, có loại tận dụng lại được, có loại không nếu dùng vào việc đựng thực phẩm. Với người dân, quan trọng là phải hiểu về đặc tính của nhựa để sử dụng phù hợp.

Theo bà Nguyễn Hà Đan Quế, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, đồ nhựa được phân chia làm 7 loại, được đánh số thứ tự từ 1-7. Mỗi loại nhựa sẽ có những đặc tính khác nhau.

Trong 7 loại nhựa này có 2, 5, 4 là an toàn và có thể tái sử dụng được để đựng thực phẩm. Trong khi khi đó 3, 6, 7 và số 1 nếu sử dụng chỉ rước lo lắng và bệnh tật vào người.

Xếp theo thứ tự ưu tiên, loại 2- HDPE (High Density Polyethylene) là loại nhựa an toàn nhất có thể sử dụng nhiều lần; loại 5-PP (Polypropylene) có thể dùng ở trong lò vi sóng; loại 4 (Low Density Polyethylene) có thể dùng để đựng thực phẩm nhưng không nên dùng trong lò vi sóng hoặc có nhiệt độ cao. Nhìn chung với các loại nhựa này bạn hoàn toàn có thể tận dụng lại được.

Bạn cần nói không với nhựa 3-PVC (Polyvinyl Clorua), 6-PS (Polystyrene), 7- PC PC (PolyCarbonate) và 1- PET (Polyethylene terephthalate) nếu định dùng chúng để đựng thực phẩm. Các loại nhựa này chỉ nên dùng một lần. Khi dùng lại ở những lần sau, nhựa rất dễ bị thôi nhiễm hóa chất độc hại.

Đặc biệt là nhựa số 1- PET. Loại nhựa này được sử dụng phổ biến để làm vỏ bao bì nước tinh khiết, nước giải khát, nước có gas. Các nhà khoa học chỉ ra, bề mặt loại nhựa này rất dễ bám vi khuẩn, khó có thể làm sạch hoàn toàn. Vì vậy, hãy nói không với nhựa PET để đựng thực phẩm.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng lưu ý thêm, khi tận dụng lại đồ nhựa đã qua sử dụng bạn cần vệ sinh trước khi đựng thực phẩm mới. Hãy sử dụng các loại nước rửa không chứa chất ăn mòn để rửa, bởi các loại cọ và hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm xước bề mặt nhựa, trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho vi khuẩn.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm, không thể sử dụng vào mục đích đựng thực phẩm, người dân vẫn có thể dùng chúng vào các mục đích khác trong cuộc sống, ví dụ tận dụng vỏ chai đựng nước để làm lọ trồng cây thủy canh, làm hộp đựng bút… Hãy hướng tới sống xanh một cách an toàn. Đó là thông điệp mà các nhà khoa học đưa ra.

Mời độc giả xem video: Sức khỏe 3 người Việt Nam tình nguyện tiêm vắc xin ổn định. Nguồn: THDT.

Thu Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tai-su-dung-do-nhua-biet-cach-nay-ban-tranh-duoc-hoa-lon-1515768.html