Tại sao Tôn Ngộ Không ít sử dụng cân đẩu vân trong Tây du ký 1986?

Được Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy cách cân đẩu vân, tuy nhiên khi đi cùng Đường Tăng, Tôn Ngộ Không chỉ thích đi bộ.

Cưỡi mây đạp gió, nhún một bước có thể lên tới đỉnh núi Linh Sơn, đó là những điều thần kỳ mà Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy cho Tôn Ngộ Không khi còn ở Linh Đài Phương Thốn.

Sau khi rời khỏi vòng tay của sư phụ, Tôn Ngộ Không náo loạn thiên đình, bị Phật tổ giam 500 năm dưới núi Ngũ Hành Sơn. Được Đường Tăng cứu giúp, Tôn Ngộ Không theo Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh.

14 năm ròng, 81 kiếp nạn, hành trình mưa dập gió vùi, thế nhưng Tôn Ngộ Không đều chọn cách quyết tâm đi bộ mặc dù bản thân Tôn Ngộ Không đã không ít lần cân đẩu vân lên tận Linh Sơn "ăn vạ" Phật Tổ Như Lai.

Trong Tây du ký 1986, Tôn Ngộ Không ít sử dụng cân đẩu vân mặc dù thành thục.

Trong Tây du ký 1986, Tôn Ngộ Không ít sử dụng cân đẩu vân mặc dù thành thục.

Câu cổ nhân thường nói: Cắp Thái Sơn nhẹ như hạt cải, dắt người phàm khó thoát bụi hồng, con đường tu luyện đắc đạo đâu phải dễ dàng cầu được ước thấy.

Vốn thân đệ tử của đức Phật, Đường Tăng vì khinh mạn Phật Pháp nên mới phải đầu thai làm người để tu luyện, thân xác phàm nặng nề không thể thi triển pháp thuật để sang Tây Thiên. Khi đầu thai người phàm, Đường Tăng chưa qua tu luyện chỉ là thân bùn chưa thoát phàm, làm sao có thể đến nơi Phật quốc thánh khiết, đâu đâu cũng là châu báu bạc vàng.

Nếu Đường Tăng muốn đến cõi Phật phải thoát khỏi hồng trần, bụi đất nhân gian. Và để đạt được cảnh giới ấy, bắt buộc Đường Tăng phải tu luyện để thăng hoa sinh mệnh, trút bỏ dơ bẩn để hoàn thành phật niệm. Điều quan trọng nhất phải trải qua đủ mọi bể khổ của nhân gian mới được công nhận.

Với Tôn Ngộ Không, quá trình trở thành Phật là khắc chế tâm ma, từ bi hỉ xả, "nhược tương dong dịch đắc, Tiện tác đẳng nhàn khan" (Nếu có được quá dễ dàng, thì người ta chỉ coi đó là vật xem những lúc rỗi nhàn).

Chỉ khi đạt đến trạng thái vô vi, người tu luyện mới có thể thực sự trở về với chân ngã và bản nguyên cao quý của chính mình. Căn cơ phi phàm là thế, nên ngay từ khi vừa mới bước chân vào tu luyện, Ngộ Không đã có thể hiển tài năng hiếm có, đạt đến một tầng thứ rất cao, có thể làm náo động thiên cung mà không một vị thần tiên nào thu phục được.

Bởi vậy trong 3 đồ đệ của Đường Tăng chỉ có Tôn Ngộ Không được tấn phong Đấu chiến thắng Phật trong khi Sa Ngộ Tĩnh và Trư Bát Giới đều chỉ dừng lại ở chức vị La Hán và Tịnh đàn Sứ giả.

Nhưng quan trọng hơn cả, thỉnh kinh chỉ là nhiệm vụ. Mục đích thực sự của Đường Tăng là truyền bá phật pháp. Thế nên, Đường Tăng và Tôn Ngộ Không phải bước từng bước khó nhọc sang Tây Thiên mà thỉnh kinh, trải qua đủ 81 kiếp nạn thì mới xứng đắc được chân kinh.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tai-sao-ton-ngo-khong-it-su-dung-can-dau-van-trong-tay-du-ky-1986-a502552.html