Tại sao tiêm kích Rafale đắt hơn F-35 nhưng nhiều nước vẫn 'xuống tiền'?

Đơn giá của máy bay chiến đấu Rafale thuộc thế hệ 4 đắt hơn loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thuộc thế hệ 5; vậy đâu là lý do khiến nhiều quốc gia vẫn 'xuống tiền' mua loại chiến đấu cơ này?

Hiện tại, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5; đây là máy bay có tính năng tàng hình, hành trình siêu âm, khả năng tấn công ngoài tầm nhìn cũng như khả năng cơ động mạnh mẽ trong không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 - Nguồn: Wikipedia.

Hiện tại, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5; đây là máy bay có tính năng tàng hình, hành trình siêu âm, khả năng tấn công ngoài tầm nhìn cũng như khả năng cơ động mạnh mẽ trong không chiến. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 - Nguồn: Wikipedia.

Với những đặc điểm trên, nên máy bay tàng hình có hiệu suất chiến đấu gấp trên 3 lần máy bay thế thệ 4; hiện tại trên thế giới có 3 loại máy bay chiến đấu tàng hình được đưa vào biên chế là F-22, F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc; tuy nhiên chỉ có F-35 của Mỹ là được xuất khẩu. Ảnh: Máy bay J-20 - Nguồn: Wikipedia.

Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, giá bán máy bay F-35 hiện nay còn khoảng 90 triệu USD/chiếc; theo lộ mà Lockheed công bố, sau năm 2025, giá một chiếc F-35 sẽ còn khoảng 80 triệu USD/chiếc, tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F/A-18 Super Hornet, thậm chí còn rẻ hơn Su-35 của Nga hiện nay. Ảnh: Máy bay F-35 - Nguồn: Wikipedia.

Trong khi đó, Rafale của Pháp chỉ là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4+, nhưng có giá xuất khẩu rất cao. Chẳng hạn giá mua Rafale của Qatar bất ngờ lên tới 290 triệu USD/chiếc. Ngoài Qatar, Ấn Độ cũng đã đặt mua 36 chiếc Rafale từ Pháp với tổng giá trị hợp đồng là 8,8 tỷ USD và đơn giá bình quân 244 triệu USD/chiếc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.

Với giá "cắt cổ" của Rafale, liệu nó có "sắt ra miếng" hơn F-35 của Mỹ? Trên thực tế, giá thành của máy bay chiến đấu Rafale của Pháp không quá đắt, do gói xuất khẩu máy bay Rafale cho Ấn Độ và Qatar đều là trọn gói, bao gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Mika, tên lửa không đối không tầm xa Meteor và tên lửa hành trình Scap. Ảnh: Lễ bàn gia máy bay Rafale cho Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Ngoài vũ khí đi kèm, gói mua còn bao gồm các dịch vụ hỗ trợ hậu cần, phụ tùng liên quan, nhà chứa máy bay và đào tạo phi công. Nếu trừ đi các khoản chi phí liên quan, đơn giá của một chiếc tiêm kích Rafale chỉ rơi vào khoảng 100 triệu USD/chiếc, gần tương đương với giá của F-35. Ảnh: Máy bay Rafale - Nguồn: Wikipedia.

Máy bay chiến đấu Rafale do công ty hàng không Dassault của Pháp phát triển, đây là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng trung, có thể đảm nhiệm chiếm ưu thế trên không, tiến công các mục tiêu mặt đất và mặt biển. Ảnh: Động cơ M88-2. Nguồn: Wikipedia.

Rafale sử dụng 2 động cơ phản lực cánh quạt M88-2 do công ty Snecma của Pháp sản xuất; tốc độ bay tối đa đạt Mach 1,8; tầm bay tối đa 3.700 km, bán kính chiến đấu 1.850 km. Rafale có thể tiếp nhiên liệu trên không, do vậy bán kính chiến đấu có thể tăng lên. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.

Về thiết bị điện tử hàng không, Rafale được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động RBE-2-AA, có thể đồng thời phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc và dẫn bắn cho các loại vũ khí trên máy bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.

Về vũ khí, Rafale có tổng cộng 14 điểm treo vũ khí dưới cánh và bụng với số vũ khí lên tới 9 tấn, bao gồm tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor có tầm bắn từ 120 đến 150 km; tên lửa hành trình tiến công mục tiêu mặt đất có tầm bắn từ 400-500 km. Ảnh: Rafale phóng tên lửa Meteor - Nguồn: Wikipedia.

Trên thực tế, đơn giá của tiêm kích Rafale đắt như vậy có thể liên quan đến hiệu suất của nó. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng, được đánh giá toàn diện nhất trên thế giới, có khả năng tác chiến mặt đất, trên biển và trên không. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.

Một lý do khác khiến giá thành Rafale cao là có thể liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển độc lập của Pháp. Do hoàn toàn "tự lực cánh sinh", không có các quốc gia khác giúp đỡ, nên gián tiếp góp phần đẩy giá thành lên cao; trong khi đó, chương trình phát triển F-35 là chương trình quốc tế, do Mỹ đứng đầu, nên gánh nặng tài chính được chia sẻ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.

. Chiến đấu cơ Rafale đã có những màn thực chiến khá ấn tượng, Rafale đã tham chiến tại Lybia và tại Syria, được giới quân sự đánh giá cao, vì vậy đã được các quốc gia như Ai Cập, Qatar hay Ấn Độ quan tâm.

Theo đánh giá của những nhà quân sự quân sự độc lập, chính vì khả năng hoạt động xuất sắc của tiêm kích Rafale nên được các nước này mua. Nhưng cũng có lý do là các quốc gia này không thể mua được F-35, vì họ không phải là đối tác phát triển F-35, hay là đồng minh thân thiết của Mỹ; do vậy việc họ chọn Rafale cũng là sự lựa chọn hợp lý. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.

Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-tiem-kich-rafale-dat-hon-f-35-nhung-nhieu-nuoc-van-xuong-tien-1448660.html