Tại sao tàu sân bay Mỹ không dám đến cửa ngõ nước Nga?

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các biên đội tàu sân bay của Mỹ thường xuyên xuất hiện tại các vùng lãnh hải của Liên Xô, với mục đích răn đe, kiềm chế.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã đầu tư rất nhiều cho hải quân, thậm chí có số liệu cho thấy, đầu những năm 1980, là gia đoạn Hải quân Liên Xô hoạt động rầm rộ nhất.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã đầu tư rất nhiều cho hải quân, thậm chí có số liệu cho thấy, đầu những năm 1980, là gia đoạn Hải quân Liên Xô hoạt động rầm rộ nhất.

Lúc này Hải quân Liên Xô không chỉ có 7 tàu sân bay, mà còn có 4 tàu tuần dương. Những tàu mặt nước cỡ lớn này có hỏa lực rất mạnh, đặc biệt là 4 tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường; thậm chí đến tận ngày nay, trong thế kỷ 21, khả năng phóng 21 tên lửa trong 6 giây của chúng vẫn là duy nhất. Ảnh: Tàu tuần dương lớp Kirov, biểu tượng sức mạnh của Hải quân Liên Xô – Nguồn: TASS.

Tuy nhiên, dù lực lượng Hải quân Liên Xô hùng mạnh đến mấy, thì Hải quân Mỹ vẫn dám đến cửa nhà khiêu khích. Năm 1968, cao trào của Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, Mỹ đã điều tàu sân bay USS Essex đến Biển Na Uy để răn đe Liên Xô. Ảnh: Tàu sân bay USS Essex - Nguồn: Wikipedia

Tất nhiên, Liên Xô không hề sợ hãi, họ không chỉ đưa máy bay ném bom tầm trung Tu-16 đến cảnh báo USS Essex phải rời đi, mà còn đưa các tàu nổi cỡ lớn để theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn đưa lực lượng đến răn đe trong những năm tiếp theo, cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Ảnh: Tàu sân bay Kiev của Hải quân Liên Xô - Nguồn: Defenseimagery

Nếu so sánh, Hải quân Mỹ tỏ ra "thân thiện" hơn với Nga. Căn bản không có phái tàu chiến tới cửa nhà Nga; cho dù phải tới, cũng có thể phái tàu mặt nước cỡ nhỏ đến đối phó, không dám tới gần bờ biển Nga, mà lựa chọn sơ tán theo vòng tròn. Ảnh: Tàu khu trục USS John S. McCain của Hải quân Mỹ -Nguồn: AFP

Xét riêng về sức mạnh, Hải quân Mỹ ngày nay chắc chắn mạnh hơn Hải quân Mỹ năm 1968. Nhưng can đảm, bản lĩnh dường như “nhỏ đi nhiều”, theo phân tích có ba lý do mà Mỹ phải thay đổi cách “hành xử” với Nga. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hiện đang ở vùng biển Philippines – Nguồn: Hải quân Mỹ.

Lý do đầu tiên là Nga có vũ khí đối phó. Không giống như Liên Xô, nước chỉ phát triển tàu mặt nước quy mô lớn, Nga cân nhắc nhiều hơn về việc làm thế nào để phái huy được sức mạnh từ những tàu nhỏ, nhưng được trang bị những vũ khí chống hạm rất mạnh. Ảnh: Tàu Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga –– Nguồn: Topwar

Ví dụ, tên lửa chống hạm hành trình siêu vượt thanh Zircon chẳng hạn; loại vũ khí này tuy có kích thước không lớn nhưng có ưu điểm là giá thành thấp hơn nhiều so với tàu sân bay. Một khi phóng đi, các loại vũ khí này sẽ bay với tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh, cho đến khi trúng mục tiêu. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Đối mặt với những loại vũ khí này, hàng không mẫu hạm Mỹ chưa có phương án nào hiệu quả để đánh chặn chúng, vì vậy cách tốt nhất là ẩn nấp chứ không phải áp sát, vì tiếp cận rất dễ bị chìm. Như vậy tàu sân bay Mỹ sẽ chỉ tiếp cận ở vùng biển mở, tức là ngoài vùng sát thương của các loại tên lửa trên. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Thứ hai là trước kia, Liên Xô và Mỹ đều là hai cường quốc lớn, và cạnh tranh một cách gay gắt. Do Mỹ đóng rất nhiều tàu sân bay và Liên Xô cũng bị cuốn theo, mặc dù Liên Xô ít sử dụng; việc cạnh tranh đã đẩy hai quốc gia vào vòng xoáy chạy đua vũ trang. Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk - Nguồn: ACIS

Không giống như Liên Xô, Nga đã tự định vị mình là một “nước nhỏ.” Vì vậy, một khi đối mặt với những vấn đề lịch sử này, Nga sẽ tự cho mình là một nước nhỏ và sẽ không nằm trong tầm “để ý của Mỹ”. Điều này nhằm hạn chế những căng thẳng, có thể dẫn đến xung đột. Ảnh: Tàu Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga –– Nguồn: Topwar

Thứ ba là Nga đầu tư phát triển những vũ khí “phi đối xứng”, đó là những tên lửa chống hạm có tốc độ siêu vượt thanh, hiện Nga có tên lửa hành trinh chống hạm siêu thanh Zircon. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Không giống như tên lửa thông thường, Zircon là một thế hệ vũ khí siêu thanh mới do Nga phát triển. Theo những thông tin được công khai, tốc độ tối đa của Zircon có thể đạt tới Mach 8. Vì vậy, đối mặt với tàu sân bay trong phạm vi 30 hải lý, Zircon sẽ đảm bảo tiêu diệt mục tiêu 100%, căn bản không có sai sót. Ảnh: Tên lửa Zircon –– Nguồn: Topwar

Tóm lại, mặc dù Nga không có lực lượng hải quân mạnh, nhưng lại có hệ thống vũ khí “độc”. Nói trắng ra, chúng là những vũ khí được chuẩn bị để đối phó với hàng không mẫu hạm của Mỹ; do đó, Nga ngày nay so với Liên Xô trước đây, rõ ràng là mối đe dọa lớn hơn đối với Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga phóng tên lửa Zircon ở Biển Trắng ngày 11/12/2020 – Nguồn: Topwar

Sức mạnh khủng khiếp của hạm đội 7 Hải quân Mỹ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-tau-san-bay-my-khong-dam-den-cua-ngo-nuoc-nga-1481164.html